Blog

Clickstream Data là gì? Tại sao người làm SEO không nên bỏ qua chúng?

Mục lục

Từ truy vấn đến nội dung, có rất nhiều yếu tố có thể tạo nên hoặc phá vỡ trải nghiệm người dùng trên công cụ tìm kiếm. Liệu người dùng có tìm được thông tin họ cần? Nếu có, điều gì sẽ xảy ra khi họ click chuột? Một bài học đắt giá từ vụ rò rỉ thông tin của Google năm 2024 chính là việc các công cụ tìm kiếm luôn cân nhắc đến chỉ số trải nghiệm của người dùng để xếp hạng nội dung. 

 

Vậy với vai trò là một chuyên gia SEO, bạn sẽ làm gì để tối ưu hóa nội dung cho từng giai đoạn trong hành trình của người dùng? Câu trả lời nằm ở chính dữ liệu bạn thu thập được – cụ thể là dữ liệu hành trình click chuột (clickstream data). 

 

Bài viết này sẽ giải đáp những câu hỏi sau: 

 

  • Clickstream data là gì? 
  • Tìm clickstream data ở đâu? 
  • Làm sao để tận dụng clickstream data hiệu quả, vượt ra khỏi giới hạn của việc chỉ theo dõi thứ hạng từ khóa? 

 

1. Clickstream data là gì?

 

Clickstream data ghi lại toàn bộ hành vi và tương tác của người dùng trên một trang web hay ứng dụng, bao gồm lượt xem trang, lượt click chuột, thao tác chạm, vuốt, và hành vi mua hàng. Nói cách khác, clickstream data giúp bạn hiểu rõ cách người dùng tương tác với nền tảng của bạn, từ những trang họ truy cập, thứ tự truy cập, cho đến hành động cụ thể trên từng trang. Nhờ đó, bạn có thể tối ưu hóa chiến dịch Marketing và SEO dựa trên chính hành vi của người dùng. 

 

Clickstream data cung cấp cho bạn thông tin về: 

 

  • Cụm từ tìm kiếm người dùng sử dụng để tìm kiếm nội dung 
  • Vùng nào trên trang web hoặc trang con thu hút nhiều sự chú ý nhất 
  • Lịch sử mua hàng của người dùng 
  • Vị trí người dùng click chuột trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) 
  • Thời gian người dùng truy cập website 
  • Trang tiếp theo người dùng truy cập 

 

Có thể nói, clickstream data là nguồn dữ liệu vô cùng giá trị, phản ánh hành vi thực tế của người dùng trên môi trường internet. 

 

2. Các loại clickstream data 

 

Clickstream data có thể ghi lại hàng nghìn sự kiện khác nhau. Dữ liệu càng chi tiết, bạn càng có cái nhìn toàn diện về hành vi, sở thích, và thậm chí là những trở ngại mà người dùng gặp phải khi sử dụng nền tảng của bạn. 

 

Dưới đây là một số loại clickstream data phổ biến bạn có thể bắt đầu thu thập: 

 

  • Dữ liệu tìm kiếm: Phân tích từ khóa cụ thể để thấu hiểu mục đích tìm kiếm của người dùng. 
  • Dữ liệu tương tác người dùng: Phản ánh cách thức người dùng tương tác với nội dung trên website, từ đó cung cấp insight hành vi của họ. 
  • Dữ liệu phiên truy cập: Giúp bạn phân tích các mô thức tương tác của người dùng trong một phiên truy cập duy nhất. 

 

3. Clickstream data được thu thập như thế nào? 

 

Có hai cách chính để thu thập clickstream data: 

 

 

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai công cụ này nằm ở nguồn dữ liệu cũng như quyền kiểm soát dữ liệu được thu thập và phân tích. 

 

Công cụ theo dõi bên thứ nhất thường sử dụng đoạn mã theo dõi để thu thập thông tin về cách người dùng tương tác với website. Ngược lại, công cụ bên thứ ba tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, cho phép bạn tiếp cận dữ liệu từ website của đối thủ cạnh tranh. 

 

3.1. Công cụ theo dõi bên thứ nhất 

 

Các nền tảng phân tích clickstream data bên thứ nhất, tiêu biểu là Hotjar và Amplitude, giúp bạn phân tích cách thức người dùng tương tác với website của mình. 

 

 

Để sử dụng những nền tảng này, bạn cần nhúng đoạn mã theo dõi vào website. Có nhiều phương pháp khác nhau để làm điều này, bao gồm: 

 

  • Cookie: Cookie là các tệp dữ liệu nhỏ được lưu trữ trên thiết bị của người dùng. Chúng được sử dụng để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng bằng cách lưu trữ thông tin về sở thích, dữ liệu phiên truy cập, và các tương tác của người dùng trên website. 
  • Hệ thống quản lý thẻ: Nền tảng như Google Tag Manager cho phép bạn nhúng mã theo dõi vào website để thu thập dữ liệu người dùng. 
  • Thẻ Javascript: Đoạn mã được nhúng trực tiếp trên website, có khả năng ghi lại các hành động của người dùng như click chuột, xem trang, cuộn trang, v.v. 
  • Bộ công cụ phát triển phần mềm ứng dụng di động (SDK): Theo dõi hành vi người dùng trong ứng dụng di động. 

 

Dữ liệu thu thập được sau đó sẽ được gửi đến nền tảng phân tích để xử lý và phân tích, giúp bạn hiểu rõ hành vi của người dùng và tối ưu hóa chiến lược marketing. 

 

3.2. Công cụ phân tích bên thứ ba 

 

Công cụ phân tích website bên thứ ba như Similarweb, thu thập lượng lớn clickstream data từ nhiều nguồn khác nhau. Ưu điểm của công cụ này là bạn có thể tiếp cận dữ liệu từ website của đối thủ cạnh tranh. 

 

Tùy theo lượng dữ liệu được cung cấp, bạn có thể sử dụng công cụ phân tích website bên thứ ba để thực hiện nhiều tác vụ khác nhau: 

 

 

(đọc thêm: Ước tính lưu lượng truy cập của bên thứ 3 nào phù hợp nhất với Google Analytics?)  

 

 

Lợi ích lớn nhất của công cụ bên thứ ba là khả năng cung cấp bức tranh toàn cảnh về thị trường. Cần nhớ rằng, SEO là một cuộc đua khốc liệt. Website và nội dung của bạn cần phải nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh thì mới có cơ hội leo lên vị trí top đầu. 

 

Bên cạnh đó, công cụ tìm kiếm cũng hiểu rằng một số chỉ số như tỷ lệ thoát trang (bounce rate) có tính chất tương đối, phụ thuộc vào loại nội dung. Chẳng hạn, người dùng thường không nán lại lâu trên các website dự báo thời tiết sau khi đã xem xong thông tin mình cần. 

 

4. Lợi ích của việc ứng dụng clickstream data trong SEO ( hậu quả khi bỏ qua nguồn dữ liệu này) 

 

Nói một cách đơn giản, nội dung của bạn phải đáp ứng nhu cầu của người dùng thì mới có cơ hội xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). Tuy nhiên, tính phù hợp không phải là yếu tố duy nhất. 

 

Các chuyên gia SEO thường dựa vào hướng dẫn của Google cũng như kinh nghiệm thực tế để tối ưu hóa nội dung. Tuy nhiên, vụ rò rỉ thông tin của Google năm 2024 đã phần nào xác nhận những giả định trước đây, đồng thời hé lộ nhiều điều bất ngờ mà ít ai có thể nghĩ tới. 

 

 

 

Cùng tập trung phân tích một số chỉ số người dùng quan trọng được hé lộ trong vụ rò rỉ thông tin: 

 

  • ClicksGood: Đo lường số lần click chuột phản ánh trải nghiệm tích cực của người dùng. 
  • ClicksBad: Đo lường số lần click chuột phản ánh trải nghiệm tiêu cực của người dùng. 
  • Dwells: Đo lường thời gian người dùng ở lại trang sau khi click vào kết quả tìm kiếm. 
  • LastGoodClickDateInDays: Cho biết ngày gần nhất website nhận được lượt click chuột chất lượng. 
  • PositiveReactionBoostScore: Điểm cộng trực tiếp vào điểm xếp hạng dựa trên phản ứng tích cực của người dùng. 
  • NegativeReactionBoostScore: Điểm trừ trực tiếp vào điểm xếp hạng dựa trên phản ứng tiêu cực của người dùng. 

 

Google sử dụng dữ liệu hành trình click chuột từ người dùng trình duyệt Chrome để theo dõi những chỉ số này. Điều này cho thấy Google không chỉ dựa vào dữ liệu định lượng như số lượt click vào website, mà còn rất chú trọng đến dữ liệu định tính – cụ thể là mức độ hài lòng của người dùng. 

 

Kết luận: Việc theo dõi thứ hạng và lượt click chuột chỉ mới là bước khởi đầu. Các chuyên gia SEO cần phải đặc biệt quan tâm đến những chỉ số hài lòng của người dùng khi muốn cải thiện thứ hạng website. Và giải pháp tối ưu nhất chính là phân tích dữ liệu hành trình click chuột. 

 

5. Ứng dụng clickstream data trong SEO: Bù đắp những thiếu sót trong chiến lược SEO hiện tại 

 

Trong phần này, chúng ta sẽ đi sâu phân tích một số chỉ số SEO quan trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất SEO, dựa trên dữ liệu hành trình click chuột và thông tin từ vụ rò rỉ dữ liệu của Google. Chúng ta sẽ bắt đầu với những chỉ số tổng quan trên trang kết quả tìm kiếm (SERP), sau đó đi sâu phân tích cách người dùng tương tác với từng yếu tố trên website. 

 

5.1. Lượt click chuột vào kết quả tự nhiên trên Google 

 

Google sử dụng dữ liệu click chuột trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) để xếp hạng website, vậy nên bạn cũng cần phải quan tâm đến dữ liệu này. Bằng cách phân tích vị trí người dùng click chuột trên những website top đầu, bạn có thể rút ra nhiều bài học quý báu để cải thiện thứ hạng cho website của mình. 

 

Vậy làm cách nào để truy cập dữ liệu click chuột khi Google không công khai những thông tin này? Câu trả lời là công cụ Phân tích từ khóa của Similarweb. Công cụ này sử dụng clickstream data để phân tích hành vi click chuột của người dùng trên website. 

 

Ví dụ, khi phân tích từ khóa thương mại “kem chống nắng anessa” trong 28 ngày qua, chúng ta nhận thấy anessa.com chiếm ưu thế với 134 lượt click, tiếp theo là Hasaki và Shopee với 104 và 78 lượt click. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến các trang web nhà thuốc cũng nằm trong top clicks. Điều này cho thấy cho dù là từ khóa thương mại, người dùng vẫn có xu hướng tìm kiếm thông tin và tham khảo các bài đánh giá trước khi đưa ra quyết định mua hàng. 

 

 

Kết luận: Phân tích hành vi click chuột của người dùng giúp bạn hiểu rõ: 

 

  • Cách thu hút lượt click chuột bằng cách đáp ứng nhu cầu của người dùng. 
  • Loại thông tin người dùng đang tìm kiếm – mục đích thương mại (mua hàng) hay mục đích thông tin (tham khảo, đánh giá sản phẩm). 
  • Loại nội dung người dùng ưa chuộng (video, nội dung văn bản). 
  • Tiêu đề và mô tả nào thu hút nhiều lượt click chuột nhất. 

 

5.2. Chỉ số tương tác toàn trang web 

 

Tối ưu hóa lượt click chuột trên SERP chỉ là bước khởi đầu. Google còn dựa vào những chỉ số đo lường mức độ tương tác của người dùng trên website để xếp hạng website. Vì vậy, trước khi phân tích từng trang web cụ thể, bạn cần có cái nhìn tổng quan về hiệu suất website của mình so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực. 

 

Công cụ phân tích website bên thứ ba là giải pháp hoàn hảo trong trường hợp này, cho phép bạn so sánh website của mình với đối thủ cạnh tranh, từ đó đánh giá mức độ tương tác của người dùng trên website của bạn so với mặt bằng chung. 

 

So sánh các chỉ số này giúp bạn nhanh chóng xác định những website hoạt động hiệu quả. Bằng cách phân tích những website có mức độ tương tác cao, bạn có thể tìm ra những giải pháp khả thi để giúp website của mình trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người dùng. 

 

Ví dụ, khi phân tích các chỉ số tương tác của website tin tức vnexpress.net và bốn đối thủ cạnh tranh, chúng ta nhận thấy vnexpress.net có lượng truy cập cao nhất, trong khi 24h.com.vn có thời gian truy cập dài nhất và tỷ lệ thoát trang thấp nhất. Điều này cho thấy người dùng rất thích thú với nội dung trên website này. 

 

 

Kết luận: Sử dụng các chỉ số tương tác của đối thủ cạnh tranh để: 

 

  • Đánh giá mức độ tương tác của website dựa trên mặt bằng chung trong ngành. 
  • Phân tích website có mức độ tương tác cao nhất trong lĩnh vực để tìm ra giải pháp tối ưu hóa website. 

 

5.3. Chỉ số tương tác trên từng trang 

 

Sau khi đã phân tích hiệu suất tổng quan, bạn cần đi sâu vào chi tiết từng trang con. Các công cụ phân tích website như Hotjar và Microsoft Clarity cho phép bạn phân tích lưu lượng truy cập một cách chi tiết, từ đó xác định chính xác vị trí người dùng click chuột, cũng như những điểm khiến họ cảm thấy khó khăn và quyết định rời bỏ website. 

 

Bạn cũng có thể sử dụng công cụ bên thứ nhất để lập bản đồ hành trình người dùng, từ đó nắm bắt hành vi của khách hàng khi họ truy cập website. Điều này giúp bạn xác định những điểm tiếp xúc quan trọng, cũng như những điểm bất cập khiến người dùng thoát trang. 

 

6. Clickstream data và SEO: Hoàn thiện chiến lược SEO 

 

Google hiểu rõ rằng chìa khóa thành công lâu dài chính là mang đến trải nghiệm người dùng tuyệt vời. Chính vì vậy, gã khổng lồ tìm kiếm luôn ưu tiên những yếu tố liên quan đến trải nghiệm người dùng trong thuật toán xếp hạng. 

 

Điều này có nghĩa là các chuyên gia SEO cần phải nhìn nhận một cách toàn diện về hành trình của người dùng khi muốn tối ưu hóa website và nội dung. Việc chỉ dựa vào công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa là chưa đủ, bạn cần phải kết hợp với clickstream data để có cái nhìn toàn diện về hành vi của người dùng, từ đó tối ưu hóa mọi khía cạnh trong hành trình của họ. 

 

Để làm được điều này, bạn cần thu thập dữ liệu người dùng chính xác, cập nhật, và chi tiết. Và Similarweb là công cụ lý tưởng giúp bạn thực hiện mục tiêu đó! 

LIÊN HỆ TƯ VẤN NGAY

Nhận tài liệu miễn phí