Có vẻ như Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) là tất cả những gì mà chúng ta quan tâm. Ai cũng muốn xuất hiện ở đầu trang tìm kiếm Google, bởi nếu được xếp hạng cao thì khách hàng tiềm năng sẽ dễ dàng tìm thấy chúng ta hơn.
Vấn đề ở đây là: Sự cạnh tranh rất khốc liệt.
Nếu bạn là marketer, chuyên gia SEO, người viết blog hoặc chỉ là người muốn hiểu sâu hơn về SEO, thì bài viết này dành cho bạn. Chúng tôi sẽ đi sâu vào chiến lược SEO là gì, cách tạo ra một chiến lược SEO hiệu quả, và giải thích tại sao nó quan trọng.
Chiến lược SEO là gì?
SEO là viết tắt của Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Mục tiêu của SEO là để khách hàng – những người sử dụng công cụ tìm kiếm truy cập trang web của bạn thông qua việc tìm kiếm tự nhiên. Nghe có vẻ đơn giản, phải không? Vấn đề là chúng ta có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Có khoảng 2 tỷ trang web ngoài kia và có thể có hàng trăm hoặc hàng nghìn trang web đang cạnh tranh cùng lĩnh vực với bạn.
Chiến lược SEO là một quá trình lên kế hoạch chính xác về cách mà website của bạn có thể leo lên các vị trí top đầu trên các trang kết quả tìm kiếm SERP (Search Engine Result Page). Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thứ hạng và vị trí của website, trong số đó, có những thứ bị ảnh hưởng nặng nề bởi cách doanh nghiệp định hình và xây dựng chiến lược SEO của mình.
Đây là lý do tại sao xây dựng một chiến lược SEO phù hợp và hiệu quả là điều cần thiết để vượt qua các đối thủ cạnh tranh.
Tại sao cần phải có một chiến lược SEO phù hợp?
Thiết lập một kế hoạch phù hợp là bước đầu tiên để giành chiến thắng trong cuộc chơi SEO. Có nhiều lĩnh vực khác nhau cần tập trung khi xây dựng một chiến lược phù hợp bao gồm SEO nội dung và SEO kỹ thuật. Do đó, nếu doanh nghiệp không có chiến lược rõ ràng và hiểu biết những gì cần làm, rất có thể sẽ lãng phí nhiều thời gian và tiền bạc vào việc cố gắng cải thiện SEO của mình mà không đem lại kết quả.
Trước khi chúng ta đi sâu vào các bước quan trọng nhất trong việc xây dựng chiến lược SEO, hãy cùng xem xét tầm quan trọng giữa SEO Kỹ thuật và SEO Nội dung.
SEO Kỹ thuật, rõ ràng là chiến lược tối ưu SEO về mặt kỹ thuật. Khi thiết lập trang web, phần back-end sẽ phải hỗ trợ team Marketing một công việc khó nhằn. Điều này có nghĩa là bạn cần cung cấp cho thuật toán của Google và các công cụ tìm kiếm khác khả năng hiểu, đọc và khám phá trang web của bạn. Nếu không, các công cụ này sẽ không thể quảng bá website của bạn vì không biết website đó có phải là người giỏi nhất trong lĩnh vực hay không. Trong SEO Kỹ thuật, các yếu tố xếp hạng được nhấn mạnh là thu thập dữ liệu – crawl (quét trang web), index (các trang mà công cụ tìm kiếm hiển thị), di động (mức độ thân thiện của trang web trên điện thoại), phân cấp (cách tổ chức trang web), HTML (dấu trang, khả năng đọc, v.v.) và tốc độ (trang web tải có nhanh không, điều này rất quan trọng). Nhiều yếu tố trong số này đều góp phần mang lại trải nghiệm tích cực cho người dùng.
Trái ngược với SEO kỹ thuật, SEO Nội dung sẽ tập trung vào tối ưu nội dung. Nội dung giá trị mang lại lợi tức đầu tư mạnh mẽ và là một công cụ thiết yếu để nâng cao thứ hạng. Khi Google thu thập dữ liệu trang web của bạn, công cụ tìm kiếm này sẽ đánh giá từng nội dung, bao gồm cả các trang đích. Google thường xuyên kiểm tra về nội dung mới và nội dung hữu ích, vì vậy một chiến lược SEO mạnh mẽ là điều tối quan trọng để đạt được xếp hạng cao hơn và tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu.
Vậy bạn đã xác định mục tiêu sẽ đưa website của mình lên một tầm cao mới? Sau đây là những hướng dẫn tạo một chiến lược SEO đem lại thứ hạng cao hơn và mức tiếp cận tốt hơn:
08 Bước để xây dựng một chiến lược SEO hiệu quả
Nghiên cứu từ khóa
Mọi chiến lược SEO đều bắt đầu với việc nghiên cứu từ khóa. Đầu tiên, bạn cần kiểm tra kỹ trang web của mình và xác định những chủ đề nội dung lớn cần tập trung hướng đến. Tiếp theo, hãy xem xét các từ khóa và cụm từ, hoặc từ khóa đuôi dài, có liên quan gì đến nhau.
Ví dụ: Một blog ẩm thực Eat Clean sẽ có các từ khóa khác với một blog ẩm thực Châu Âu. Bài blog nấu ăn Eat Clean sẽ tiếp cận được với nhiều người hơn nếu có các từ khóa đuôi dài phù hợp với những gì khách hàng đang tìm kiếm. Ví dụ: “thực phẩm eatclean“, “ăn uống healthy“, “protein thực vật” và “protein động vật vs protein thực vật”.
Đây là lý do tại sao việc xác định thói quen và sở thích của khách hàng là rất quan trọng. Từ khóa ngắn và từ khóa đuôi dài của bạn phải phù hợp với ý định tìm kiếm của khách hàng. Nếu theo đúng chiến lược này, bạn có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình và duy trì lưu lượng tìm kiếm chất lượng cho trang web của doanh nghiệp.
Tips: Hãy tham khảo và sử dụng các công cụ từ khóa như Keyword Planner và Keyword Generator của Similarweb. Chúng có thể giúp bạn xác định các từ khoá liên quan đến đối tượng mục tiêu và hiểu vị trí nào thu hút nhiều lưu lượng truy cập nhất. Bạn cũng có thể xác định khối lượng tìm kiếm, chỉ số này rất quan trọng để đánh giá mức độ quan tâm đến một từ khóa cụ thể.
Và đương nhiên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn nhắm đến một từ khóa có khối lượng tìm kiếm ít hơn nhằm “đụng độ” với ít đối thủ cạnh tranh hơn.
Bước tiếp theo: Nghiên cứu từ khóa của đối thủ cạnh tranh.
Bằng cách xem xét các từ khóa mà đối thủ cạnh tranh đang chạy, bạn có thể lấy được thông tin quý giá về các từ khóa chuyển đổi tốt nhất và mang lại lưu lượng truy cập đúng tệp khách hàng. Mặt khác, bạn cũng cần nằm được một số từ khóa có tính cạnh tranh cao và không đáng để nỗ lực để tránh đi sai hướng. Hoặc bạn có thể chọn tập trung vào các từ khóa đuôi dài với khối lượng tìm kiếm ít hơn và nội dung ít liên quan hơn, nhưng mang lại cơ hội xếp hạng cao hơn trên SERPs. Tất cả thông tin này sẽ giúp bạn chọn đúng từ khóa để theo dõi và tối ưu hóa khi viết blog, thực hiện SEO trên trang và phát triển chiến lược nội dung, cũng như toàn bộ trang web.
So sánh hiệu suất SEO hiện tại của bạn với đối thủ cạnh tranh
Được rồi, bạn đã tìm ra được danh sách các từ khóa mục tiêu của mình. Bây giờ, câu hỏi lớn là bạn cần làm gì với thông tin này. Làm thế nào để sử dụng các từ khóa và tận dụng chúng để tạo ra một chiến lược SEO tuyệt vời? Đầu tiên, bạn cần nắm được những nỗ lực SEO đang giúp bạn đứng được ở vị trí nào trên trang tìm kiếm.
Bước thứ hai trong việc xây dựng chiến lược SEO hiệu quả là đánh giá chi tiết hiệu suất SEO hiện tại với đối thủ cạnh tranh, còn được gọi là phân tích đối thủ cạnh tranh SEO. Mục tiêu là so sánh hiệu suất SEO hiện tại của doanh nghiệp với đối thủ, bao gồm lưu lượng truy cập tự nhiên, điểm mạnh, điểm yếu và vị trí xếp hạng từ khóa. Đó gọi là đo lường xếp hạng và điều này thì cần có số liệu chính xác cũng như dữ liệu chi tiết.
Similarweb cho phép người dùng phân tích từ khoá trang web với đối thủ cạnh tranh một cách dễ dàng với dữ liệu chính xác. Bạn thậm chí có thể phân tích thị phần từ khoá của mình so với các đối thủ cạnh tranh theo vị trí và theo thời gian. Thông tin giá trị này sẽ giúp bạn sắp xếp sự ưu tiên và tối ưu hóa phù hợp với chiến lược.
Kiểm tra SEO Audit
Sau bước trên, giờ là lúc để kiểm tra SEO Audit. Tất nhiên, việc này chỉ liên quan đến những doanh nghiệp đã sẵn mức độ nhận diện online. Nếu bạn đang xây dựng một trang web hoặc thương hiệu mới, bạn có thể bỏ qua bước này.
Website audit có nghĩa là xem xét toàn bộ trang web trên cả hai mặt nội dung và kỹ thuật. Trong hầu hết các trường hợp, đây là nỗ lực chung của tất cả các nhóm kỹ thuật, content marketing, SEO và digital marketing. Bạn sẽ cần thu thập dữ liệu trang web để kiểm tra xem mọi thứ xem chúng có đang hoạt động bình thường không, trang web được lập index chính xác chưa, các link nội bộ và link ngoài còn nguyên vẹn và hoạt động không, v.v. Về nội dung, hãy kiểm tra xem tất cả các trang của bạn có được tối ưu hóa thẻ meta hay không. Bạn có thể sử dụng các công cụ SEO như Serpsim.com để kiểm tra độ dài và giao diện của các nhóm dữ liệu. Bạn cũng nên rà soát lại những nội dung trùng lặp và thông tin không liên quan.
Xây dựng một kế hoạch SEO vững chắc
Sau khi đã hoàn thành khâu chuẩn bị, đây là thời điểm quan trọng: Xây dựng kế hoạch SEO thực sự. Đừng quên, SEO không phải là chạy nước rút mà là chạy marathon. Cần xây dựng kế hoạch của mình theo thời gian và với những nội dung chất lượng ngày càng phong phú. Ngay cả khi bạn đã đạt đến đỉnh cao, việc theo dõi các số liệu của bạn để cải thiện liên tục và duy trì vị trí số một vẫn là điều cần thiết.
Một phần của việc xây dựng kế hoạch SEO là quyết định trang nào trên website của bạn cần được tối ưu hóa cho các từ khóa. Bạn không chỉ cần hiểu các từ khóa mục tiêu mà còn cần hiểu ý định tìm kiếm đằng sau chúng. Điều này sẽ giúp bạn chọn nội dung phù hợp cho từng từ khóa.
Xây dựng kế hoạch liên kết (link)
Các liên kết trong SEO thể hiện sự uy tín. Điều này liên quan đến hai loại link: link nội bộ (link đến một trang khác trên trang web của mình) và link ngoài/link ngược (link từ một trang web khác đến nội dung của bạn). Khi một trang web chất lượng cao link đến trang web của bạn, Google sẽ coi bạn là một chuyên gia về một chủ đề và nâng điểm cho bạn. Tuy nhiên, việc này không tự nhiên xảy ra, bạn cần có một kế hoạch.
Khi lập kế hoạch xây dựng link, trước tiên cần xác định các từ khóa muốn tối ưu, sau đó thêm các link liên quan đến nội dung của bạn. Xây dựng link nên có cả nguồn nội bộ và bên ngoài.
Có một cách nữa để thu hút link đó là chủ động tiếp cận. Tìm ra đơn vị nào/ ai dẫn link đến đối thủ cạnh tranh của bạn và tiếp cận họ. Các trang web này này cũng có thể sẽ sẵn sàng hợp tác với bạn. Một phương pháp khác là nghiên cứu link đã hỏng – Nếu bạn đang nghiên cứu và thấy các link hỏng tại một website nào đó khác, bạn cũng có thể liên hệ với họ và đề nghị chèn link của mình thay vào đó. Nếu bài viết của bạn hay, nhiều trang web sẽ sẵn sàng đồng ý.
Cách thứ 3 là cách khó thực hiện nhất, nhưng cũng được đánh giá là hiệu quả nhất. Đó chính là phương pháp xây dựng link organic. Bạn cần tạo ra nội dung chất lượng cao dễ chia sẻ, một nội dung mà người khác sẽ muốn dẫn link như một nguồn thông tin uy tín. Điều này thường tốn nhiều thời gian và công sức hơn, tuy nhiên, nó mang lại giá trị cao nhất cho cả link và lượng truy cập vào trang web của bạn.
Tạo nội dung hấp dẫn mới
Bây giờ mới là lúc vui vẻ hơn. Hãy tạo ra những nội dung mới.
Bắt đầu bằng cách quyết định các chủ đề nội dung bạn muốn đề cập. Đây có thể là những chủ đề quan trọng vẫn còn thiếu trên website. Đừng quên kiểm tra đối thủ cạnh tranh để xem họ đang đề cập đến những gì nhằm đảm bảo website của mình vẫn giữ được tính liên quan. Nội dung không cần phải 100% cùng chủ đề sản phẩm của bạn nhưng phải liên quan đến đối tượng khách hàng mục tiêu và các từ khóa bạn muốn nhắm tới.
Ví dụ: Nếu bạn đang làm việc cho một công ty kinh doanh quần áo, bạn sẽ đăng nội dung liên quan đến phong cách và xu hướng hiện tại. Nhưng, bạn cũng có thể đăng nội dung về lối sống hàng ngày nói chung, chẳng hạn như ý tưởng cho buổi tối hẹn hò và hướng dẫn quà tặng cho các ngày lễ. Đây là nội dung liên quan mà khách hàng mục tiêu sẽ quan tâm tìm đọc, họ có thể sẽ tham khảo những bộ quần áo đẹp để tặng làm quà hoặc mặc trong buổi hẹn hò tiếp theo.
Một trong những cách thức hiệu quả để xây dựng chiến lược content SEO là sử dụng cụm nội dung (content clusters). Những chủ đề này nên liên quan đến các từ khóa mục tiêu bạn đã chọn. Do đó, sau khi xác định chủ đề dựa trên nhu cầu, hãy tiến hành thêm một vòng nghiên cứu từ khóa nữa để kiểm tra khối lượng tìm kiếm và ý định tìm kiếm của người dùng. Từ đó, bạn sẽ tạo ra một trụ cột nội dung (pillar content) và sau đó là các bài viết nhỏ hơn xoay quanh hỗ trợ tuyến bài này. Các bài viết này liên kết với nhau sẽ giúp cho thuật toán của Google thấy bạn là một chuyên gia về chủ đề đó, đồng thời đẩy tất cả nội dung của bạn lên vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Cụm nội dung này cũng sẽ giúp Google dễ dàng thu thập dữ liệu trang web của bạn và tìm thấy thông tin có liên quan.
Tips: Ngay cả khi nội dung của bạn thú vị thì cũng không ai muốn đọc nó nếu nó trông không đẹp mắt. Hãy kết hợp với một designer, thêm một số hình ảnh và đồ họa để làm cho bài viết thực sự nổi bật. Hãy để người đọc tận hưởng trải nghiệm.
SEO On-page
Bất kỳ kế hoạch SEO nào cũng cần tối ưu hóa trang web của bạn cho công cụ tìm kiếm. Bước đầu tiên ở đây là quyết định những trang nào bạn cần tối ưu hóa. Đây thường là những trang được truy cập nhiều nhất cũng như các trang có tỉ lệ chuyển đổi cao nhất.
Dưới đây là 6 bước để tối ưu hóa các trang cụ thể trên trang web của bạn:
- Quyết định các từ khóa bạn muốn tối ưu hóa cho từng trang. Ý định của người dùng vô cùng quan trọng ở đây. Tại sao? Bởi vì một người đang muốn mua NGAY BÂY GIỜ, rất có thể họ sẽ không tìm kiếm thông tin chung chung. Bằng cách hiểu ý định tìm kiếm của người dùng, bạn sẽ có thể đẩy mạnh các từ khóa phù hợp với giai đoạn mua hàng của người tìm kiếm trong kênh chuyển đổi (sales funnel).
- Cập nhật meta tag theo các từ khóa chính. Đừng bỏ qua meta tag. Google rất thích chúng. Viết meta tag giống như viết quảng cáo hấp dẫn cho website. Mục tiêu là thu hút người dùng bằng những meta tag (và cả URL) mô tả chính xác và hấp dẫn. Meta tag nên “nổi bật” lên và nói với người dùng: “Hey, chọn tôi này! Tôi có giải pháp bạn đang tìm kiếm!”
- Đừng quên lồng từ khoá vào nội dung. Tuy nhiên, điều quan trọng là tránh nhồi nhét từ khóa một cách cưỡng ép, Google không thích điều đó. Hãy đảm bảo từ khóa xuất hiện một cách tự nhiên trong nội dung trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề và liên quan đến chủ đề cụ thể.
- Viết các từ khóa trong tiêu đề H1, H2 và H3, giúp Google dễ dàng hiểu cấu trúc trang web và nội dung bạn đang đề cập. Điều này cho người dùng biết nội dung trang web có liên quan đến vấn đề họ đang tìm kiếm hay không.
- Sử dụng thẻ alt cho hình ảnh. Thêm thẻ Alt Text với từ khóa có liên quan sẽ gửi tín hiệu đến Google rằng nội dung hình ảnh và nội dung trang web của bạn có sự thống nhất.
- Link nội bộ đến các bài đăng blog và trang sản phẩm của bạn. Bằng cách liên kết đến các trang khác của bạn, bạn sẽ xây dựng một mạng lưới liên quan đến nhau. Điểm mấu chốt là liên kết từ các trang web có sự uy tín cao đến các trang web cần nâng cao độ uy tín.
Đo lường và theo dõi nội dung SEO
Nghe thì có vẻ mệt mỏi, nhưng SEO không bao giờ kết thúc, nó là một cuộc chạy marathon, hãy nhớ nhé. Bạn cần liên tục đo lường và theo dõi nội dung SEO, xác định điểm mạnh và điểm yếu, đồng thời luôn cải thiện và tạo thêm nội dung mới thường xuyên.
Hãy theo dõi các từ khóa bạn đang nhắm tới, theo dõi thứ hạng và xác định bất kỳ vấn đề nào có thể phát sinh, bằng cách sử dụng Google Search Console. Đó là nếu bạn chỉ quan tâm đến việc theo dõi trang web của mình. Tuy nhiên, chỉ theo dõi số liệu của riêng bạn là không đủ trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Các marketer cần thiết lập thói quen theo dõi thứ hạng và sử dụng các công cụ nghiên cứu cung cấp nhiều tuỳ chọn cài đặt hơn.
Nền tảng của Similarweb cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào tất cả các số liệu họ cần để phân tích hiệu suất nội dung so với đối thủ cạnh tranh và trong bối cảnh ngành hoặc thị trường ngách.
Khi kiểm tra số liệu thống kê SEO, bạn cần lưu ý xem xét bốn số liệu chính:
Thời gian trên trang (Visit duration/ Time on page): Khách truy cập thông thường dành bao lâu trên trang web của bạn và mỗi trang.
Số trang mỗi lượt truy cập (Pages per visit): Tổng số lượt truy cập trang trung bình trong khoảng thời gian được chọn
Độ cuộn (Scroll depth): Mỗi khách truy cập cuộn xuống bao xa trên trang web của bạn.
Tỷ lệ thoát (Bounce rate): Tỷ lệ phần trăm khách truy cập vào trang web của bạn và rời đi mà không truy cập các trang khác.
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate): Tỷ lệ phần trăm khách truy cập hoàn thành một mục tiêu nhất định (ví dụ như bán hàng).
Sau đó, hãy theo dõi thứ hạng của tất cả các từ khóa quan trọng của mình. Công cụ theo dõi thứ hạng của chúng tôi sẽ giúp việc đó trở nên dễ dàng – không cần phải xác định nội dung theo dõi mỗi lần. Giờ đây, công cụ của Similarweb sẽ theo dõi từ khóa và số liệu mà bạn chỉ định ban đầu một cách tự động.