Blog

04 Lý Do Bạn Không Thể Bỏ Qua Branded SEO vào Năm 2025

Mục lục

Theo Rand Fishkin (CEO/Founder/Co-Founder của Moz và SparkToro) 

 

“Đối với hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ và những content creator/writer mới, SEO có thể thể hiện kết quả kém cho đến khi doanh nghiệp tạo dựng được uy tín, danh tiếng và nhu cầu điều hướng với một lượng người xem đáng kể.”  

 

Nói cách khác, nếu muốn tăng trưởng lưu lượng truy cập tự nhiên, hãy tập trung xây dựng thương hiệu. 

 

Vậy câu hỏi đặt ra là: các công cụ tìm kiếm đánh giá thương hiệu như thế nào và điều đó có ý nghĩa gì với chiến lược SEO của bạn? 

 

Bài viết này sẽ phân tích sâu về ảnh hưởng của SEO đến việc xây dựng thương hiệu và chỉ ra cho bạn: 

 

  • Tại sao Branded SEO là cơ hội tiềm năng bạn không nên bỏ lỡ. 
  • Branded SEO khác biệt thế nào so với chiến lược thương hiệu truyền thống. 
  • Làm thế nào để educate thương hiệu của bạn với Google. 

 

Branded SEO: Tiềm Năng Chưa Được Khai Phá 

 

Branded SEO vẫn còn là một mảng tiềm năng chưa được khai thác triệt để trong lĩnh vực SEO. Điều này xuất phát từ việc chúng ta, những người làm SEO, thường được đào tạo để bỏ qua lưu lượng truy cập từ tìm kiếm thương hiệu. Tuy nhiên, chính việc bỏ qua này khiến bạn có nguy cơ đánh mất những cơ hội to lớn để phát triển doanh nghiệp. 

 

Người dùng không chỉ sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm thông tin và sản phẩm. Họ còn dùng nó để tìm kiếm các thương hiệu. Bằng cách chú trọng vào cách thương hiệu của bạn hiển thị trên kết quả tìm kiếm, bạn có cơ hội định hình nhận thức của người dùng (đặc biệt là những người đang trong giai đoạn cân nhắc mua hàng) về thương hiệu. Làm tốt việc này, bạn có thể xây dựng được mối quan hệ bền vững với khách hàng. Ngược lại, đối thủ của bạn sẽ rất vui mừng khi được “hưởng lợi”. 

 

Vậy nên, một câu hỏi quan trọng được đặt ra…

 

SEO có Vai Trò Gì trong Việc Xây Dựng Thương Hiệu? 

 

Là những người làm SEO, công việc của chúng ta là tác động đến cách nội dung hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Mục đích của công cụ tìm kiếm là kết nối người dùng với nội dung phù hợp. Điều này đồng nghĩa với việc, SEO-ers không chỉ quan tâm đến cách người dùng nhìn nhận thương hiệu mà còn phải quan tâm đến cách công cụ tìm kiếm hiểu được nhận thức đó. 

 

Đây là một sự khác biệt rất quan trọng. 

 

Thuật toán của công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá sức mạnh thương hiệu và kết hợp các tín hiệu này vào kết quả tìm kiếm. Có ba phương pháp chính được sử dụng: 

 

  • Hiểu Brand Entity của bạn 

 

Do đó, nếu công cụ tìm kiếm đã sử dụng tín hiệu thương hiệu (brand signals)  để tạo kết quả tìm kiếm, thì với tư cách là người làm SEO, chúng ta cần tìm ra chiến lược để tác động đến những tín hiệu này. 

 

1. Truy Vấn Tìm Kiếm Thương Hiệu

 

Các tài liệu bị rò rỉ của Google đã tiết lộ một điểm mấu chốt của Branded SEO: sức mạnh thương hiệu ảnh hưởng đáng kể đến thứ hạng tìm kiếm. Điều này được đo lường thông qua một chỉ số có thể gọi là BrandQueryFactor (Hệ Số Truy Vấn Thương Hiệu). Chỉ số này đánh giá tần suất người dùng tìm kiếm tên thương hiệu. Càng nhiều truy vấn tìm kiếm thương hiệu, khả năng website xếp hạng cao càng lớn. 

 

Vậy, branded search tác động đến thứ hạng bằng cách nào? 

 

Câu trả lời có thể nằm trong bằng sáng chế Xếp Hạng Kết Quả Tìm Kiếm của Google. Bằng sáng chế này mô tả cách Google sử dụng truy vấn tìm kiếm thương hiệu như một yếu tố chất lượng tương tự backlink. Thực tế, nó coi truy vấn thương hiệu và truy vấn điều hướng như những “liên kết ngầm”, thể hiện sự tin tưởng và ý định của người dùng. 

 

“Liên kết ngầm” có vai trò khác biệt so với backlink thông thường: 

 

  • Backlink: Phiếu bầu chọn từ các trang web khác, thể hiện sự công nhận và uy tín từ bên ngoài. 
  • Truy vấn thương hiệu: Phản ánh sự quan tâm của người dùng trong thực tế, cho thấy tần suất người dùng tìm kiếm và tương tác với một nguồn thông tin. 

 

Kết hợp với các chỉ số trong báo cáo bị rò rỉ của Google, ta thấy tín hiệu thương hiệu bao gồm: tương tác người dùng và phân tích truy vấn thương hiệu. Google sử dụng nó để đánh giá cách người dùng tương tác với thương hiệu. 

 

Tăng tín hiệu thương hiệu bằng các truy vấn tìm kiếm thương hiệu và lưu lượng truy cập trực tiếp 

 

Là một chuyên gia SEO, bạn có thể tăng branded traffic không? Thực tế đáng buồn là không. Khi SEO bắt đầu mang lại lưu lượng truy cập, bạn sẽ thấy lượng branded search tăng lên. Nhưng đây là lợi ích gián tiếp chứ không phải một chiến lược branded search. 

 

Vậy có nghĩa là bạn hoàn toàn không kiểm soát được branded search? 

 

Để trả lời câu hỏi này, trước hết cần hiểu cách tăng tín hiệu thương hiệu. 

 

Vài năm trước, chúng tôi đã nhận thấy một điều thú vị. Mỗi khi chạy chiến dịch PPC, số lượng truy vấn tìm kiếm thương hiệu trong Search Console đều tăng lên. Lý do rất đơn giản: mọi người thấy quảng cáo của chúng tôi và tìm kiếm tên thương hiệu trên Google. Hãy xem báo cáo Kênh của Similarweb dưới đây. Bạn thấy gì? (Gợi ý: đường màu xanh biểu thị lưu lượng truy cập tự nhiên.) 

 

branded SEO
Dữ liệu các kênh dẫn traffic đến greenies.com từ Similarweb (tháng 9/2024)

 

Như bạn thấy, lưu lượng truy cập tự nhiên có mối tương quan trực tiếp với tìm kiếm trả phí. 

 

branded SEO
Dữ liệu từ Similarweb (tháng 9/2024)

 

Phân tích tìm kiếm tự nhiên cho thương hiệu này vào năm 2023 cho thấy 72% từ khóa của trang web là branded keywords. 

 

branded SEO
Dữ liệu các kênh dẫn traffic đến elorea.com từ Similarweb (tháng 9/2024)

 

Lưu lượng truy cập tự nhiên cũng tương quan trực tiếp với các kênh khác. 

 

branded SEO
Dữ liệu từ Similarweb (tháng 9/2024)

 

Phân tích tìm kiếm tự nhiên cho thương hiệu này vào năm 2023 cho thấy 81% từ khóa của trang web là branded keywords. Mô hình này cho thấy: khán giả càng thấy thương hiệu của bạn nhiều, họ càng có xu hướng tìm kiếm thương hiệu đó trên Google. 

 

branded SEO
Dữ liệu từ Similarweb (tháng 9/2024)

 

Mặc dù chưa có bằng chứng xác thực nào cho thấy Google sử dụng lưu lượng truy cập trực tiếp làm tín hiệu xếp hạng, nhưng có lý do để tin rằng điều đó là đúng. Hơn nữa, rõ ràng Google đã nhận ra sức mạnh của thương hiệu này. 

 

Hãy thử search Lemonade, kết quả trả về là một thương hiệu thay vì “nước chanh”. 

 

branded SEO là gì
Ảnh chụp kết quả tìm kiếm từ khoá “lemonade” trên Google (tháng 10/2024)

 

Kết luận: Bạn có thể tăng tín hiệu thương hiệu (như branded keywords và lưu lượng truy cập trực tiếp) bằng cách tập trung vào các kênh khác. 

 

Vậy vai trò của bạn, một chuyên gia SEO, là gì? 

 

Bạn có dữ liệu để đánh giá branded keywords và lưu lượng truy cập trực tiếp, điều này đặt bạn vào vị trí thuận lợi để hợp tác với các nhà lãnh đạo marketing, xây dựng chiến lược marketing tổng thể nhằm tăng branded keywords. 

 

2. Chỉ số Tương tác Thương hiệu

 

Theo tài liệu rò rỉ của Google, Google sử dụng mức độ tương tác của người dùng như một tín hiệu về sức mạnh thương hiệu. 

 

Chỉ số Tương tác Thương hiệu (Brand Engagement Metrics) bao gồm các yếu tố như tỷ lệ nhấp (CTR) và tương tác của người dùng với nội dung thương hiệu. Tương tác càng cao, thứ hạng càng có khả năng được cải thiện. 

 

Vì vậy, tương tác người dùng là chìa khóa của Branded SEO. So sánh chỉ số của bạn với đối thủ để tìm ra điểm cần cải thiện.

 

Ví dụ: phân tích cellphones.com.vn và bốn đối thủ cạnh tranh bằng báo cáo Hiệu suất Trang web của Similarweb cho thấy thegioididong.com có mức độ tương tác cao hơn trên hầu hết các chỉ số. 

 

branded SEO là gì?
Dữ liệu từ Similarweb (tháng 9/2024)

 

 

Một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện tương tác người dùng là tập trung vào điều hướng website. Điều này bao gồm việc thiết kế luồng thông tin trên trang web và thể hiện nó qua: 

 

  • Cấu trúc URL 
  • Breadcrumbs 
  • Menu chính 

 

Đồng thời, hãy đảm bảo phần nội dung hiển thị đầu tiên trên mỗi trang web trả lời trực tiếp ý định tìm kiếm của người dùng. 

 

3. Kết Hợp Từ Khoá Thương Hiệu Với Các Từ Khoá Bổ Nghĩa

 

Bạn có toàn quyền kiểm soát cách thương hiệu của mình xuất hiện khi người dùng tìm kiếm trên Google. Đừng nghĩ rằng tất cả lưu lượng truy cập thương hiệu sẽ đổ về trang chủ. Thực tế có nhiều cách khác để thu hút lưu lượng này. 

 

Hơn nữa, branded traffic có thể giúp bạn phát hiện những điểm gây trở ngại cho khách hàng, hoặc thậm chí là những lĩnh vực bạn đang thất thế trước đối thủ. 

 

Làm thế nào? Hãy phân tích các branded keywords của bạn. Tìm kiếm các từ khóa bổ nghĩa thể hiện vấn đề cần giải quyết hoặc cơ hội cần nắm bắt. 

 

Các từ khóa bổ nghĩa có thể là: 

 

Bằng cách xem xét các branded keywords, bạn có thể nhanh chóng hiểu cách người dùng tương tác với thương hiệu thông qua các câu hỏi họ đặt ra. Hãy đảm bảo bạn có nội dung đáp ứng tất cả những câu hỏi này. Nếu bạn thấy nhiều truy vấn đuôi dài, hãy cân nhắc tạo một trang FAQ trên website. 

 

Nếu không làm điều này, lưu lượng truy cập thương hiệu của bạn có thể bị chuyển hướng sang các trang web khác như YouTube, hoặc tệ hơn, đến tay đối thủ cạnh tranh. 

 

Ví dụ: báo cáo Đối thủ cạnh tranh SERP của Similarweb dưới đây cho thấy một phần đáng kể lượt nhấp chuột vào branded keywords của Ninja Creamy lại dẫn đến YouTube. 

 

Thú vị ở điều này là YouTube không nằm ở vị trí đầu tiên. Điều này có nghĩa là người dùng thường có nhiều hơn một mục đích tìm kiếm và sẵn sàng cuộn để tìm thứ họ đang tìm kiếm. Bạn có thể để mất lưu lượng truy cập cho YouTube không?

 

Dữ liệu từ Similarweb (tháng 9/2024)
Dữ liệu từ Similarweb (tháng 9/2024)

 

Điều đáng chú ý là YouTube không nằm ở vị trí đầu tiên. Điều này cho thấy người dùng thường có nhiều hơn một ý định tìm kiếm và sẵn sàng cuộn xuống để tìm kiếm thông tin họ cần. Liệu bạn có thể chấp nhận việc mất lưu lượng truy cập vào tay YouTube? 

 

Ảnh chụp kết quả tìm kiếm từ khoá "ninja creami" trên Google (tháng 9/2024)
Ảnh chụp kết quả tìm kiếm từ khoá “ninja creami” trên Google (tháng 9/2024)

 

Trong trường hợp này, tùy thuộc vào video người dùng đang nhấp vào, thương hiệu nên cân nhắc tạo nội dung video để hiển thị trên SERP. 

 

Một ví dụ thành công là wildgrain.com. Năm 2023, từ khóa “đánh giá wildgrain” trở nên phổ biến. May mắn là thương hiệu này đã có sẵn một trang đánh giá trên website. 

 

Khi tìm kiếm từ khóa này, người dùng sẽ thấy trang đánh giá của Wildgrain ở vị trí #1. Kết quả nổi bật còn hiển thị đánh giá 4.7/5 sao và tổng số lượng đánh giá (hiện tại là 31040).

 

Ảnh chụp kết quả tìm kiếm từ khoá "wildgrain reviews" trên Google (tháng 9/2024)
Ảnh chụp kết quả tìm kiếm từ khoá “wildgrain reviews” trên Google (tháng 9/2024)

 

Dữ liệu cho thấy 72% lượt tìm kiếm là không nhấp chuột, nghĩa là phần lớn người dùng đã hài lòng với thông tin hiển thị trên kết quả tìm kiếm. 

 

Điều thú vị là trong số 28% người dùng còn lại, 57% đã nhấp vào kết quả của Wildgrain.

 

Dữ liệu từ Similarweb (tháng 9/2024)
Dữ liệu từ Similarweb (tháng 9/2024)

 

Kết luận: Với nội dung phù hợp, bạn có thể tác động trực tiếp đến cách người dùng tương tác với thương hiệu, ngay cả đối với những nội dung như đánh giá. 

 

4. “Dạy” Công Cụ Tìm Kiếm về Brand Entity của Bạn

 

Một yếu tố khác Google sử dụng để đánh giá thương hiệu là Brand Entity. Công nghệ học máy của Google cho phép công cụ tìm kiếm hiểu các thực thể trong thế giới thực bằng cách thu thập thông tin về chúng trên web và sắp xếp thông tin theo cách tương tự như não bộ con người. 

 

Mục đích là để hiểu mối quan hệ giữa con người, địa điểm và sự vật, từ đó cung cấp thông tin phù hợp và có ngữ cảnh hơn trên SERP. 

 

Kiến thức của Google liên tục được mở rộng và cập nhật khi có thông tin mới. 

 

Vậy làm thế nào Google hiểu thương hiệu của bạn? 

 

Ví dụ: bên dưới, chúng tôi đã tìm kiếm hãng hàng không Vietjet Air. Nếu bạn nhìn vào cuối Knowledge Panel bên phải, bạn sẽ thấy các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Vietjet bao gồm: 

 

  • Vietnam Airlines 
  • Bamboo Airways
  • Jetstar Airways

 

branded SEO là gì?
Ảnh chụp kết quả tìm kiếm từ khoá “vietjetair” trên Google (tháng 9/2024)

 

Tại sao đối thủ lại xuất hiện trong Knowledge Panel của một thương hiệu? Google không chỉ xếp hạng nội dung dựa trên từ khóa nữa. Nó hiểu Brand Entity là gì và mối liên hệ của nó với các thực thể khác. Kết quả là thương hiệu của bạn có thể được đề cập trên SERP thương hiệu của đối thủ hoặc các vị trí liên quan khác. 

 

(đọc thêm: Cách đánh giá website đối thủ cạnh tranh chính xác và hiệu quả)

 

Làm thế nào để Google hiểu về Brand Entity của mình?

 

Có một phương pháp rõ ràng để làm điều này: 

 

1. Thiết lập trang chủ cho Brand Entity: Tạo một trang riêng biệt để mô tả Brand Entity của bạn. Trang này cần nêu rõ lĩnh vực hoạt động và đối tượng khách hàng mục tiêu. Trang “Giới thiệu về chúng tôi” là lựa chọn lý tưởng. 

 

2. Xây dựng trích dẫn Brand Entity: Những đề cập đến thương hiệu trên web sẽ củng cố thông tin trên trang chủ Brand Entity. Hãy đảm bảo hình ảnh thương hiệu nhất quán trên các nền tảng để Google có thể kết nối. Trích dẫn có thể xuất hiện trên các trang bạn kiểm soát (như social), nhưng trích dẫn trên các trang bạn không kiểm soát thường có giá trị hơn. 

 

3. Liên kết từ trang chủ Brand Entity đến các trích dẫn: Hãy liên kết đến các hồ sơ mạng xã hội, bài đăng khách mời, video hoặc podcast có đề cập đến thương hiệu của bạn. 

 

Branded SEO: Vẫn Còn Nhiều Điều Để Khám Phá 

 

Ưu tiên Branded SEO không chỉ giúp bạn thể hiện kỹ năng SEO mà còn cho phép bạn định hình nhận diện thương hiệu trên môi trường số. Và điều này mang lại kết quả kinh doanh hữu hình, đôi khi tức thì. Đây chính là cách SEO gắn kết chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh tổng thể.

 

(nguồn tham khảo: https://www.searchenginejournal.com/similarweb-branded-seo-in-2025-spa/527378/

LIÊN HỆ TƯ VẤN NGAY

Nhận tài liệu miễn phí