Phương pháp xây dựng chiến lược content marketing tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng

Mục lục

Khách hàng tiềm năng không chỉ muốn nghe về những sản phẩm tuyệt vời của bạn mà điều họ thực sự quan tâm là cách mà bạn sẽ giải quyết vấn đề của họ. Nói một cách đơn giản thì mục đích số một của content marketing trên kênh số là cung cấp cho khách hàng một giải pháp có giá trị, bắt đầu từ content mang tính giáo dục và kết thúc bằng các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Liệu các hình thức marketing khác có thể làm điều đó không? Thành thật mà nói nó là điều không thể nếu như không có những content thực sự hay.  

Vì vậy bạn sẽ rất cần content và một chiến lược mang tính thực tế, nhưng làm thế nào để bạn giải quyết các điểm khó khăn của khách hàng một cách tự nhiên? Đó là việc bạn đặt ra mục tiêu giải quyết vấn đề của họ, không phải với mục đích bán hàng. Một mẹo nhỏ dành cho bạn: Việc bán hàng sẽ đến nếu vấn đề thực sự được giải quyết.  

Bây giờ hãy quay lại bài toán về chiến lược. Ngay cả khi có những người viết content giỏi nhất và sáng giá nhất trong phòng ban, bạn vẫn phải xây dựng kế hoạch của mình theo nghiên cứu dựa trên dữ liệu.  

Vậy nên hãy cùng AMS đi sâu hơn để trả lời các câu hỏi quan trọng và bắt đầu phát triển chiến lược content marketing mạnh mẽ của riêng bạn, chiến lược này sẽ tạo ra tác động lớn trong một quý và thậm chí là hơn thế nữa.  

Nhưng trước tiên, hãy bắt đầu với những điều cơ bản…

 

Chiến lược content marketing là gì?  

 

Chiến lược content marketing là việc tạo ra và phân phối content mang lại giá trị cho khách hàng mục tiêu của bạn. Vì vậy, nhu cầu của khách hàng mục tiêu chính là trọng tâm của content mà bạn tạo ra. Bằng cách cung cấp một luồng thông tin hữu ích và nhất quán nhằm giải quyết các câu hỏi và yêu cầu của họ, bạn có thể dễ dàng thu hút khách hàng tiềm năng đến trang web của mình. Loại marketing với khả năng thu hút này được thiết kế để thúc đẩy khách hàng chuyển đổi và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.  

Tóm lại: Doanh nghiệp giáo dục và tạo ra nhu cầu thông qua những content có giá trị 

Yêu cầu: Những content cần phải được nhất quán.  

 

 

Content marketing có mang lại hiệu quả không?  

 

Theo Content Marketing Institute (CMI), xếp hạng của content marketing dựa trên tỷ lệ chuyển đổi cao hơn sáu lần so với các phương pháp khác. Content marketing cũng dẫn đến nhiều trang được lập chỉ mục (indexed pages) và backlink hơn.  

Một cuộc khảo sát của CMI hợp tác với MarketingProfs cho thấy 90% các doanh nghiệp B2B sử dụng content marketing số. 74% trong số họ đánh giá content marketing đạt hiệu quả từ trung bình đến cực kỳ thành công.  

Điều gì làm cho kỹ thuật này thành công? Khảo sát cho thấy việc có một chiến lược được ghi chép đóng vai trò chủ đạo và việc nhắm mục tiêu hiệu quả góp phần vào thành công của nó.  

Bạn cần biết rằng có thể mất nhiều thời gian cho đến có được kết quả mong muốn bởi vì đo lường kết quả hơi phức tạp hơn so với nhiều phương pháp marketing khác. Về phía tích cực, content marketing kết hợp nhiều chuyên ngành và kết nối chiến lược marketing số của bạn với các hoạt động liên quan khác.  

Hãy xem thêm hướng dẫn về chiến lược content marketing B2B để bạn có thể tạo ra những tác động tối đa. 

 

Phễu content là gì? 

 

Phễu content là quy trình dẫn dắt khách hàng tiềm năng từ giai đoạn tìm hiểu về thương hiệu và sau đó là sản phẩm của bạn cho đến giai đoạn mua hàng. Content chất lượng được tổ chức tốt sẽ di chuyển khách hàng tiềm năng qua từng giai đoạn của phễu. Từ đỉnh phễu (TOFU), giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ đến giữa phễu (MOFU), nơi mọi người bước vào giai đoạn cân nhắc hoặc đánh giá. Cuối cùng, phần đáy của phễu (BOFU) là giai đoạn mua hàng và giai đoạn sau mua hàng.  

Khách hàng thường đưa ra quyết định mua hàng một cách chậm dãi, đặc biệt là trong bối cảnh B2B. Sau khi trả lời một câu hỏi, một câu hỏi mới sẽ lại phát sinh. Do đó, mỗi giai đoạn của phễu content nên di chuyển các khách hàng tiềm năng tương ứng đến bước tiếp theo trong quy trình. Mục tiêu là cung cấp content phù hợp tại thời điểm thích hợp để giúp khách hàng mục tiêu tìm hiểu thêm về giá trị mà sản phẩm của bạn cung cấp.  

Nói một cách nghiêm túc, content là xây dựng mối quan hệ và chúng mang lại tiềm năng lớn nhất để tạo thêm giá trị đáng kể cho những mối quan hệ đó, vì vậy, bạn nên sử dụng các chân dung người mua (buyer personas) đã tạo để hiểu khách hàng của mình và xây dựng chiến lược content dựa trên mối quan hệ đó một cách cụ thể. Nếu chưa đi sâu vào các chân dung người mua của mình, đừng lo lắng, bài viết này sẽ giúp bạn điều đó.  

Mọi người cần biết sản phẩm của bạn có thể cung cấp cho họ giải pháp không trước khi họ bắt đầu đánh giá về chất lượng. Bạn có thể phân tích, tối ưu hóa phễu chuyển đổi của mình và những dữ liệu về content liên quan. Với một công cụ như Similarweb, bạn có thể xác định xem khách hàng mục tiêu của mình có đang di chuyển qua phễu content như mong đợi hay không và xác định vị trí bạn cần thêm hoặc cải thiện content.  

Trong biểu đồ dưới đây, chúng tôi đã sử dụng trang Business Performance Landscape và lọc theo “Converted Visits” và “Conversion Rate”. Nói một cách đơn giản, bạn có thể thấy shopee.vn đang vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh về tỷ lệ chuyển đổi. Bước tiếp theo sẽ là kiểm tra xem shopee.vn đang làm gì khác so với các đối thủ của mình bằng việc đào sâu hơn vào dữ liệu.  

 

 

Tối ưu content phù hợp với phễu 

 

Mục tiêu của việc có content trong phễu là đi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng chính thức. Để thực hiện điều này, bạn phải xây dựng chiến lược của mình một cách cẩn thận để nuôi dưỡng khách hàng mục tiêu của mình đi xuống phễu với content phù hợp cho vị trí của họ. Việc xác định content nào thuộc về đâu và làm thế nào để kết nối chúng lại với nhau là rất quan trọng. Dưới đây là cái nhìn sâu hơn về các loại content cho từng loại phễu để giúp bạn bắt đầu lập bản đồ những việc bạn nên tập trung vào.  

 

 

TOFU – Nhận thức  

 

Ở giai đoạn này, trọng tâm thực sự nên là nhận thức về thương hiệu (brand awareness). Bạn đang giải quyết các điểm khó khăn của khách hàng mục tiêu và giới thiệu bản thân là giải pháp.  

Dưới đây là một số loại content tốt nhất cho giai đoạn này của phễu:  

Blogs cho phép bạn thể hiện chuyên môn của mình với các bài viết chất lượng cao và trả lời các câu hỏi phát sinh cho khách hàng mục. Viết blog là một phương thức hiệu quả để giáo dục khách hàng, đưa ra lời khuyên và hướng họ đi đúng hướng nhằm khuyến khích sự tham gia và chia sẻ.  

Các bài đăng trên mạng xã hội cho phép bạn quảng bá content của mình và được khách hàng chú ý. Các mạng xã hội cũng rất tuyệt để chia sẻ các bài viết liên quan trên trang của bạn.  

Infographics sẽ hấp dẫn về mặt trực quan và trình bày dữ liệu, số liệu thống kê theo cách dễ hiểu nhất. Từ đó, bạn có thể tiếp cận tới những người không có nhu cầu đọc các bài viết dài.  

Video clip thường mạnh mẽ hơn ở giai đoạn này so với content bằng văn bản. Việc gây được sự chú ý bằng một video clip một phút trên mạng xã hội hoặc blog sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với văn bản.  

Đây là những cách tuyệt vời để tiếp cận khách hàng mục tiêu mà bạn (chưa) nhắm tới. Chúng tôi không nói về việc đăng các ưu đãi hoặc quảng cáo sản phẩm. Ở đỉnh phễu, bạn cần thể hiện sự đồng cảm, khơi gợi sự tò mò và cung cấp những content bổ ích, hấp dẫn. Điều đó sẽ tạo ấn tượng với khách hàng mục tiêu và từ đó khắc ghi thương hiệu của bạn vào tâm trí họ.  

 

 

MOFU – Cân nhắc  

 

Lúc này, khách hàng mục tiêu sẽ nắm được vấn đề và đánh giá cao giá trị mà bạn cung cấp. Họ đã sẵn sàng cho bước tiếp theo để tìm hiểu về cách họ có thể hưởng lợi từ giải pháp của bạn. Dưới đây là một số ý tưởng content hiệu quả:  

Video luôn mang lại hiệu quả trong mọi giai đoạn của phễu. Khi bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng trong giai đoạn cân nhắc, video của bạn nên trình bày một ý tưởng hoặc thông tin rõ rang, chỉ cần vài phút là đủ.  

Podcast ngày càng trở nên phổ biến. Người tiêu dùng nghe trong khi lái xe, chạy bộ hoặc rửa bát. Hãy sử dụng podcast để thảo luận về các chủ đề xoay quanh những điểm khó khăn của người mua và chia sẻ những hiểu biết độc đáo của bạn nhằm giúp đỡ người khác, giúp họ cảm thấy được hiểu và động viên.  

Ebooks và hướng dẫn miễn phí sẽ giúp bạn xây dựng uy tín. Mọi người luôn thích nhận được thứ gì đó miễn phí. Hãy chắc chắn rằng bạn cung cấp hướng dẫn thực sự có giá trị mà khách hàng tiềm năng có thể áp dụng được ngay cả khi nó chưa biến họ thành khách hàng thì họ cũng sẽ nhớ đến bạn khi đến lúc đưa ra quyết định.  

Webinar cho mọi người cơ hội tiếp cận bạn mà không cần phải tương tác trực tiếp. Chúng cung cấp cho họ thứ gì đó thể hiện khả năng nhưng không tập trung chủ yếu vào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, thậm chí còn cho phép người tham gia đặt câu hỏi. Webinar là một cách mạnh mẽ để tạo sự quen thuộc giúp việc theo dõi trở nên dễ dàng.  

 

 

Thông tin mà bạn cung cấp vẫn không cần phải có định hướng giải pháp. Hãy giải quyết một điểm khó khăn cụ thể mà khách hàng tiềm năng của bạn chia sẻ và trình bày các giải pháp có thể. Để nhấn mạnh một lần nữa, ý tưởng là để giáo dục và hỗ trợ khách hàng, không phải để bán hàng.  

Lúc này, content được bảo vệ đôi khi hữu ích để thu thập email cho việc tương tác trong tương lai và phân khúc khách hàng tiềm năng của bạn.  

 

BOFU – Quyết định  

 

Bây giờ, khách hàng tiềm năng đã sẵn sàng đưa ra quyết định và cần biết tại sao họ nên chọn sản phẩm của bạn chứ không phải sản phẩm của người khác. Content được cá nhân hóa có thể tạo nên sự khác biệt lớn ở đây. Bạn có thể sử dụng các định dạng content sau:  

Email, khi được phân đoạn và cá nhân hóa, nó sẽ chạm đến những mối quan tâm cá nhân của khách hàng tiềm năng. Bạn có thể phân phối content dàng dài được chọn trong call-to-action (CTA) mà nó sẽ liên kết ngược về trang web hoặc blog của bạn qua marketing email.  

White paper sẽ đi sâu vào các lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. white paper sử dụng dữ liệu và sự thật để thuyết phục khách hàng tiềm năng nhằm loại bỏ sự nghi ngờ và lo lắng.  

Case study sẽ trình bày dựa trên thực tế về cách bạn giải quyết vấn đề như thế nào. Một nghiên cứu điển hình mô tả quá trình xác định một thách thức cụ thể và giải quyết nó bằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.  

Các câu chuyện thành công tương tự như các case study nhưng sử dụng cách tiếp cận cá nhân và cảm xúc hơn. Ý tưởng là khiến người đọc đồng cảm với vấn đề hiện tại và tin rằng bạn có giải pháp cho chúng.  

Lời chứng thực (Testimonials) về sự hài long của khách hàng giúp xây dựng uy tín và củng cố vị thế về khả năng giải quyết vấn đề của bạn. Những khách hàng tiềm năng do dự sẽ dễ dàng tin tưởng bên thứ ba hơn.  

Bạn có thấy sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đã trở thành trọng tâm ở thời điểm này không? Tuy nhiên, mục tiêu của một content marketer giỏi là thuyết phục khách hàng tiềm năng bằng cách cung cấp thông tin liên quan ngay cả khi ở cuối phễu thay vì sử dụng CTA “Hãy mua nó đi”. Content hiệu quả cần tập trung vào nhu cầu của khách hàng và cách sản phẩm của bạn hỗ trợ những nhu cầu đó thông qua việc cung cấp chi tiết về sản phẩm, sự trung thực và các chứng thực chính xác một cách tự nhiên.  

 

 

Rand Fishkin (Co Founder & CEO của SparkToro) đã chia sẻ: “Dữ liệu của Similarweb là nguồn thông tin mạnh mẽ và chính xác nhất về những gì đang diễn ra trên các kênh online. Tôi đã sử dụng dữ liệu của họ trong nhiều dự án nghiên cứu và phân tích thị trường, cả công khai lẫn internal và sẽ không dựa vào bất kỳ nguồn nào khác (vì tôi đã thực hiện các so sánh!). Nếu bạn cần dữ liệu tuyệt vời và đáng tin cậy về nơi mọi người truy cập và những gì họ làm trên web, Similarweb có quy mô và chất lượng để cung cấp”. 

 

Marketing sau mua hàng – Giữ chân khách hàng  

 

Sau khi bạn đã biến khách hàng tiềm năng thành những khách hàng chính thức, một phần nỗ lực làm content của bạn nên hướng đến việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng (building brand loyalty). Giữ chân khách hàng, thu hút sự quan tâm và gắn kết họ với:  

Email được cá nhân hóa cho phép khách hàng và người đăng ký biết bạn đánh giá cao họ như thế nào.  

Các chiến dịch trên mạng xã hội giúp họ tham gia với các ưu đãi đặc biệt, rút thăm, lời trích dẫn (quotes) và những cập nhật mới.  

Blog giúp họ cập nhật về các tính năng sắp tới, sự kiện, phát triển mới, tin tức ngành,…. Các công ty SaaS thường có một blog chuyên dụng dành cho người dùng đã đăng ký nhằm cung cấp hướng dẫn, hỗ trợ và cập nhật sản phẩm.  

Webinar cung cấp hỗ trợ mang hướng thực tiễn. Giúp khắc phục sự cố, các vấn đề tiềm năng phổ biến hoặc giới thiệu các tính năng mới nhằm giúp khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn hiệu quả hơn.  

Ebook cung cấp thông tin về các thông lệ tốt nhất và thống kê ngành.  

 

Cách tạo chiến lược content  

 

Khái niệm content marketing số nói về việc thu hút khách hàng tiềm năng đến trang web thay vì tiếp cận để phô trương các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.  

Thành thật mà nói, các nhà marketer thường có những quan điểm sai lầm về vấn đề này.  

Các sự kiện liên quan và những số liệu đáng tin cậy là nền tảng nhưng không đủ để quyến rũ khách hàng tiềm năng. Ở đây, content của bạn cần phải phù hợp với trạng thái tâm lý, giá trị, nhu cầu và mối quan tâm của khách hàng. Chỉ khi đó, họ mới tiếp tục quay lại để tìm hiểu thêm.  

 

 

4 W của content marketing  

 

Trước khi chúng tôi đi sâu vào chi tiết việc xây dựng chiến lược của bạn, hãy xem lại bốn chữ W, tốt hơn là ba W và một H. Việc trả lời được những câu hỏi này sẽ làm cho content của bạn trở nên gần gũi và cá nhân hóa hơn với khách hàng.  

Why? Mục đích và mục tiêu mà content của bạn hướng tới (từng mục tiêu)  

Mục đích chính là giúp đỡ, hỗ trợ và giáo dục khách hàng mục tiêu của bạn. Hãy tự hỏi bản thân họ cần gì mà bạn có thể cung cấp. Trả lời các câu hỏi mà họ cần lời giải đáp. Cung cấp giải pháp cho các vấn đề họ đang gặp khó khăn và giáo dục cũng như là cung cấp các hướng dẫn.  

Who? Những khách hàng mà được hưởng lợi trực tiếp từ content (càng cụ thể càng tốt).  

Xác định bạn đang giao tiếp với ai. Những người sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ sản phẩm cũng nên là những người hưởng lợi nhiều nhất từ content của bạn. Bạn nên xây dựng chiến lược content xung quanh các chân dung người mua và cần phải hiểu họ đang ở đâu trong phễu content hoặc hành trình của người mua để bạn có thể tạo content cho phù hợp.  

What? Câu chuyện về đề xuất giá trị độc đáo của bạn.  

Để tạo những content hấp dẫn, bạn sẽ muốn dựa vào câu chuyện của doanh nghiệp mình. Điều này sẽ đảm bảo cho sự nhất quán mà bạn xây dựng lòng tin và uy tín. Câu chuyện thương hiệu bao gồm lời giải thích cho những gì bạn đang làm, các giá trị mà thương hiệu của bạn đại diện và cách bạn vận động thành công cho khách hàng của mình. Content của bạn cần đề cập đến những điểm này trong khi vẫn giữ được những giá trị cốt lõi.  

How? Quá trình phát triển và phân phối content của bạn.  

Điều này đại diện cho phần hoạt động của content marketing. Nó bao gồm quy trình tạo content, phân phối content trên các kênh marketing khác nhau, lập lịch, quản lý và đo lường. Một chiến lược thành công đòi hỏi các quy trình làm việc nhất quán và phân bổ trách nhiệm.  

 

  1. Tạo chân dung người mua

 

Người mua đại diện cho người mua lý tưởng của bạn. Ý tưởng đằng sau việc tạo chân dung người mua là để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng tiềm năng để bạn có thể giải quyết chúng một cách cụ thể. Để bắt đầu, hãy vẽ một hình ảnh chi tiết về người sẽ được hưởng lợi từ sản phẩm của bạn. Sau đó, hãy tìm hiểu về những điểm khó khăn, mong muốn, thói quen, nỗi sợ hãi, v.v. của họ. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được khách hàng của mình, xác định những gì sẽ thu hút sự chú ý của họ và tìm ra những gì phù hợp nhất với họ.  

Bạn không bị giới hạn chỉ với một bản chân dung người mua. Bạn có thể tạo ra nhiều chân dung người mua với các đặc điểm khác nhau. Điều này cho phép bạn tạo ra những content cá nhân hóa và tập trung hơn.  

 

  1. Lên chiến lược cho content

 

Bước đầu tiên trong việc lập chiến lược là kiểm tra content một cách toàn diện, trong đó bạn lập bản đồ tất cả content hiện có của mình, tạo tổng quan chi tiết và liệt kê từng phần, nêu rõ loại content, chủ đề, thông điệp và khách hàng mục tiêu.   

Content marketing là về việc tiếp cận đúng người vào đúng thời điểm với đúng thông điệp. Việc lập bản đồ content cho phép bạn:  

1) Phân bổ từng phần nội content cho một giai đoạn trong phễu và hỏi xem nó có trả lời đầy đủ các câu hỏi của khách hàng tiềm năng hay không.  

2) Xác định khoảng trống (gap) trong phễu content. Dựa trên đó, bạn có thể quyết định việc thêm, loại bỏ hoặc sử dụng lại content nào.  

3) Hãy đảm bảo rằng thông tin bạn cung cấp giúp ích cho khách hàng, phù hợp với khách hàng mục tiêu của mình và thúc đẩy họ đến giai đoạn tiếp theo.  

 

  1. 3. Tạo content brief

 

Mỗi phần content cần trình bày một điều gì đó độc đáo và tập trung vào một điểm nhấn chính, được đóng khung trong các dấu hiệu nhận biết lặp lại. Ví dụ: nếu bạn sử dụng video marketing, video của bạn nên bắt đầu bằng phần giới thiệu giống nhau và kết thúc bằng phần kết thúc giống nhau để người xem có thể ngay lập tức nhận ra bạn.  

Hãy xác định các hướng dẫn cho cấu trúc và các yếu tố lặp lại, sau đó tạo brief cho mọi tài sản về content. Content brief bao gồm tất cả thông tin liên quan cần thiết để tạo ra phần cụ thể.  

Dưới đây là những điểm chính cần đề cập:  

  • Loại trang/content  
  • Ý định chính/mục đích  
  • Khách hàng mục tiêu  
  • Giai đoạn phễu  
  • Từ khóa trọng tâm  
  • Hành động dự định / CTA  
  • Internal/External links  
  • Các chủ đề chính cần giải quyết và các câu hỏi cần trả lời  
  • Độ dài thích hợp  
  • Content của đối thủ cạnh tranh /các đề xuất về tài nguyên  

 

  1. 4. Kết hợp SEO vào chiến lược content marketing

 

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là một thành phần thiết yếu của content marketing số. Để thúc đẩy lưu lượng truy cập organic, content của bạn cần được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Dưới đây là cách hoạt động: Để tiếp cận người đọc, bạn cần thực hiện nghiên cứu từ khoá chuyên sâu (focused keyword research) để đáp ứng (search intent) của họ trên các tìm kiếm organic. Linking internal sau đó sẽ củng cố cho chiến lược SEO và là một phần của cơ sở hạ tầng mà content marketing của bạn xây dựng dựa trên.  

Ví dụ: Bạn có thể tạo cụm content (cluster of content). Centerpiece hay còn được gọi là ‘pillar’ (trang trụ) sẽ bao gồm chủ đề chính mà bạn muốn tập trung vào và các phần hỗ trợ sẽ tập trung vào các chủ đề liên quan. Chúng tôi đã đề cập đến các xu hướng content, lịch content, content về SEO, v.v. Từ đó, bạn có thể tiếp tục thêm content xung quanh cùng một từ khóa mục tiêu, mở rộng cụm content và củng cố chiến lược SEO của mình. Và cũng hãy tối ưu hóa pillar để bao gồm nhiều liên kết hơn khi bạn xây dựng thêm các bài viết về chủ đề đó theo thời gian.  

Hãy chắc chắn sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khoá (keyword research tool) nâng cao, chẳng hạn như Similarweb, để nhắm mục tiêu và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả. Việc truy cập dữ liệu toàn diện sẽ giúp bạn xác định các từ khoá đang thịnh hành (trending keyword), xem các từ khóa nào thúc đẩy lưu lượng truy cập đến đối thủ của bạn và lấy cảm hứng từ chúng. Bạn có thể thấy sự phân chia lưu lượng truy cập từ organic so với trả phí, khối lượng tìm kiếm (search volume) và thị phần lưu lượng truy cập (Traffic share) cạnh tranh. 

 

 

Kết luận  

 

Khi bạn áp dụng quy trình sản xuất content hiệu quả và thường xuyên theo dõi kết quả của mình, bạn sẽ có thể mài giũa chiến lược content marketing và đảm bảo nó sẽ thay đổi cuộc chơi cho bộ phận marketing của công ty. Hãy xem những cơ hội tồn tại xung quanh bạn. Truy cập dữ liệu chính xác và đáng tin cậy nhất có sẵn bằng cách sử dụng Similarweb ngay bây giờ. Đọc thêm: Tiếp thị nội dung thương mại điện tử: Hướng dẫn tối quan trọng  

 

Câu hỏi thường gặp về chiến lược content marketing  

 

Chiến lược content marketing là gì?  

Chiến lược content marketing đề cập đến việc tạo và phân phối content mang lại giá trị cho khách hàng mục tiêu của bạn.  

Phễu content là gì?  

Phễu nội dung dẫn dắt khách hàng tiềm năng từ khi giới thiệu về thương hiệu cho đến giai đoạn mua hàng.  

Các giai đoạn của phễu content là gì?  

Phần đỉnh của phễu (TOFU) giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cho khách hàng tiềm năng, phần giữa của phễu (MOFU) chuyển khách hàng tiềm năng của bạn vào giai đoạn xem xét và phần cuối của phễu (BOFU) chuyển khách hàng tiềm năng của bạn sang giai đoạn mua hàng giai đoạn. 

Chia sẻ:
Bài viết liên quan
Liên hệ
Megan Tedford
Giám đốc Phát triển Thị trường Quốc tế Nerdwallet
"SimilarWeb là một đối tác quan trọng khi chúng tôi bắt đầu tìm kiếm những cơ hội trên thị trường quốc tế. Nhận thấy Tìm kiếm là một kênh quan trọng được khách hàng sử dụng để tìm lời khuyên khi ra các quyết định tài chính cá nhân, chúng tôi mong muốn đặt dữ liệu SEO lên hàng đầu và là trung tâm để đánh giá và ưu tiên các quốc gia tiềm năng cho việc mở rộng. Chúng tôi không chỉ sử dụng các phân tích của SimilarWeb để so sánh các khu vực địa lý, mà đây còn là điểm khởi đầu cho kế hoạch gia nhập thị trường mục tiêu đầu tiên.”​
Cách Nerdwallet sử dụng Similarweb để ​ vạch ra Chiến lược ​ mở rộng thị trường​
Nerdwallet là một công ty Tài chính Cá nhân của Mỹ, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn về các sản phẩm dịch vụ tài chính khác nhau, từ thẻ tín dụng đến cho vay thế chấp. Năm 2021, Nerdwallet được định giá $1,2 tỷ đô và IPO trên sàn chứng khoán Mỹ.​

Vào thời điểm cộng tác với Similarweb, mặc dù Nerdwallet là thương hiệu có độ nhận diện thương hiệu và hiệu quả hoạt động mạnh mẽ tại Mỹ, nhưng Nerdwallet vẫn chưa có bất kỳ dấu ấn nào trên thị trường quốc tế. Do đó, hiện nay Nerdwallet đang hướng tới mục tiêu xác định các cơ hội tiềm năng đa quốc gia nhằm tìm ra thị trường phù hợp nhất cho việc mở rộng kinh doanh.​
Thử thách
Hiểu được quy mô tương đối của thị trường, mức độ bão hòa của các đơn vị tiếp thị liên kết, chi phí cạnh tranh thông qua Tìm kiếm trả tiền và sự cạnh tranh của các đối thủ lớn.​

Nerdwallet cần nắm được hiệu suất ngành trên thị trường nội địa với nhiều loại chỉ số khác nhau, cũng như thông qua một số đơn vị kinh doanh. Các yếu tố này phải được đo lường một cách bình đẳng để đảm bảo sự so sánh đồng nhvà kết quả là chính xác.​
Thành công
Sử dụng dữ liệu trên Similar Web Pro, Nerdwallet đã xác định được cần tập trung vào quốc gia nào và so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh (ví dụ: các khoản vay cá nhân và thẻ tín dụng) bằng cách sử dụng các nhóm từ khóa trên các khu vực địa lý. Kết quả được tính điểm bằng năm chỉ số, từ đó kết luận một thị trường đầu tiên được đề xuất gia nhập, cùng với đó là các lựa chọn tiềm năng mạnh mẽ khác. Kết quả là:​

  • Quốc gia và ngành nghề kinh doanh được chọn: Nerdwallet có thể thấy được thị trường nào có vị thế tốt nhất cho việc mở rộng toàn cầu cũng như ngành kinh doanh nào có cơ hội lớn nhất và quyết định hành động​

Chiến lược gia nhập thị trường:​

  • Xác định Chiến lược Thị trường dựa trên các động lực mới được xác định (Đó là một số công ty lớn thống trị thị trường thông qua Tìm kiếm trả tiền và doanh nghiệp phải trả tiền để cạnh tranh)​
  • Học hỏi từ những đối thủ cạnh tranh dẫn đầu để quyết định các từ khóa mục tiêu và những nội dung sáng tạo​
Leendert van Delft
VP Sales Programs, Global & Europe @ DHL Express
“Mặc dù chúng tôi đang nhận được lượng lớn lead Thương mại điện tử từ SimilarWeb, nhưng việc thêm Technographics làm tiêu chí đánh giá cho phép các chi nhánh đại diện của chúng tôi dành thời gian cho những khách hàng tiềm năng phù hợp.”
DHL Express là một bộ phận của công ty logistic Đức Deutsche Post DHL Group cung cấp các dịch vụ chuyển phát quốc tế, chuyển bưu kiện và chuyển phát nhanh. Deutsche Post DHL Group là công ty logistic lớn nhất và hoạt động trên khắp thế giới, đặc biệt là vận tải đường biển và đường hàng không.​
Thách thức
Tập trung vào các khách hàng phù hợp và các buổi chào hàng chất lượng​

DHL Express đang tạo ra rất nhiều khách hàng Thương mại điện tử chất lượng từ SimilarWeb, nhưng để tối ưu hóa các nỗ lực bán hàng, họ đã tìm cách tập trung vào các khách hàng tiềm năng vào đúng thời điểm. Các Sale không thể gọi điện và gặp gỡ mọi khách hàng nên việc quyết định tập trung vào ai là rất quan trọng. Khi nói chuyện với các khách hàng tiềm năng, việc xác định nhu cầu của họ trước cuộc gọi và nêu bật giá trị phù hợp có thể có tác động rất lớn đến tỷ lệ giành chiến thắng và DHL Express đang tìm cách thu thập tất cả thông tin có thể về hoạt động trực tuyến của các khách hàng tiềm năng.​
Thành công
Giảm thời gian dành cho việc tiếp cận, đồng thời tăng tỷ lệ giành chiến thắng​​

Thông qua dữ liệu do SimilarWeb cung cấp, DHL Express có thể xác định rõ ràng nhanh chóng và hiệu quả khách hàng tiềm năng nào đáng tập trung vào đúng thời điểm. Nhờ lớp dữ liệu bổ sung này, đội ngũ Sale sẽ tăng gấp đôi hiệu xuất với những khách hàng tiềm năng đang làm việc với một nhà cung cấp dịch logistic và sử dụng nền tảng Thương mại điện tử mà DHL Express có thể dễ dàng tích hợp. Việc kết hợp công nghệ với market intelligence data đã đưa đến kết quả cho DHL Express, cơ hội bán hàng tăng hơn 30%, với một số khu vực thậm chí còn tăng hơn 50%. DHL Express cũng đã giảm 40% số ngày cần thiết để chốt deal và giành được khách hàng mới.​
Leendert van Delft
Shane Boyles Retail Segment Manager, UPS
Hơn 1.000 nhân viên tại UPS sử dụng Sales Solution của SimilarWeb trong các nhóm Sale and Account Management. Nó đã thúc đẩy chúng tôi để làm việc thông minh hơn, xác định các cơ hội mới và đưa ra quyết định tốt hơn.​ SimilarWeb đã giúp UPS thu về 5,5 triệu đô la doanh thu hàng năm
UPS SỬ DỤNG SIMILARWEB ĐỂ MỞ RỘNG MỐI QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG HIỆN HỮU VÀ TIỀM NĂNG
UPS là công ty dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực Logistic, cung cấp nhiều giải pháp bao gồm vận chuyển hàng hóa và vận tải đường thủy; tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và triển khai công nghệ tiên tiến để quản lý hiệu quả hơn hoạt động kinh doanh toàn cầu. Đặt trụ sở chính tại Atlanta, UPS phục vụ hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.​

Thách thức: Tạo Giá trị Bổ sung cho Khách hang hiện hữu và tiềm năng​

UPS muốn mở rộng mối quan hệ với các khách hàng hiện hữu và tiềm năng về Thương mại điện tử để trở thành đối tác chiến lược trong việc lập kế hoạch logistic của họ, thay vì chỉ đơn thuần là một nhà cung cấp dịch vụ. UPS cần một nguồn lực mạnh mẽ để các nhóm sale và account management sử dụng trong suốt quá trình bán hàng để tương tác tốt hơn với các khách hàng tiềm năng mới và mở rộng mối quan hệ với các khách hàng hiện tại.​

​Thành công​

Kể từ khi tích hợp SimilarWeb vào năm 2015, UPS đã tận dụng SimilarWeb để tư vấn và thảo luận về những insight và cơ hội phát triển với khách hang hiện hữu và tiềm năng của họ, từ đó cho phép họ đưa ra các quyết định digital marketing sáng suốt hơn. Kết quả là, UPS có thể hướng cuộc trò chuyện của khách hàng khỏi việc chỉ tập trung vào giá thành và tập trung hơn vào giá trị. Insight của SimilarWeb đã trở thành yếu tố cốt lõi trong giá trị của UPS giới thiệu cho khách hàng hiện hữu và tiềm năng, đồng thời là động lực tăng doanh thu quan trọng cho UPS.​
Adyen_European
Floris Dorgelo
Nhóm tạo nhu cầu quản lý sản phẩm tại Adyen
Không có gì có so sánh được với dữ liệu từ SimilarWeb khi đưa ra insight để tìm hiểu khách hàng tiềm năng và cải thiện hiệu quả bán hàng. ”
Adyen sử dụng dữ liệu SimilarWeb để tối ưu hóa và mở rộng bán hàng
Adyen là nền tảng thanh toán all-in-one cho phép các doanh nghiệp chấp nhận thanh toán trên các trang thương mại điện tử, thiết bị di động và tại điểm bán hàng. Đây là một công ty Hà Lan được thành lập vào năm 2006. Đến năm 2015, Adyen trở thành Doanh nghiệp Kỳ Lân lớn thứ 6 tại Châu Âu với mức định giá 2,3 tỷ đô. Doanh thu năm 2021 của Adyen đạt mốc 5,23 tỷ euro.
Thách thức: Tập trung vào những khách hàng phù hợp
Là một giải pháp thanh toán hàng đầu, Adyen cần quản lý luồng khách hàng tiềm năng đến liên tục bằng cách xác định các cơ hội phù hợp và sắp xếp thứ tự ưu tiên. Ngoài ra, để thực hiện chiến lược mở rộng toàn cầu và đạt được các mục tiêu bán hàng, Adyen cần tập trung vào các khách hàng phù hợp để theo đuổi – một trong những nỗ lực tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp.
Để tối ưu hóa hành trình mua hàng như một phần trong cách tiếp cận bán hàng thông qua tư vấn, Adyen đã phối hợp với các khách hàng tiềm năng để xác định các lĩnh vực giá trị và thực hiện các mục tiêu kết hợp. Để làm được điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về công việc kinh doanh của khách hàng, đây cũng là điều rất khó có được.
Thành công: Phương pháp tiếp cận theo hướng dùng dữ liệu để tối ưu hóa các hoạt động inbound và outbound
Bằng việc sử dụng SimilarWeb, Adyen đã có thể tận dụng insight về hiệu suất trên thị trường số để xác định, thẩm định và xếp hạng ưu tiên các merchant dựa trên quy mô của giao dịch và sự phù hợp của giải pháp. Nguồn dữ liệu độc đáo của SimilarWeb đem đến đánh giá khách quan về quy mô, điều rất khó đạt được bằng các cách nào khác.

Bằng cách tích hợp dữ liệu SimilarWeb vào các sản phẩm tạo nhu cầu và quy trình Outbound, các cơ hội có thể dễ dàng được thẩm định và xếp hạng ưu tiên trên quy mô lớn, tiết kiệm thời gian và tài nguyên.

Quy trình bán hàng của Adyen dựa trên việc tạo ra các mối quan hệ đối tác, bằng cách cung cấp các giải pháp phù hợp và giá trị liên tục để cùng phát triển với các merchant. Sau khi khách hàng tiềm năng được xác định, Sale Manager sử dụng insight về hiệu suất trên thị trường số và hoạt động khác về địa lý để xác định giải pháp phù hợp. Từ đó, tạo ra các mối quan hệ hiệu quả mà cả hai bên cùng có lợi và phát triển.
Đăng ký ngay