Làm thế nào để tăng thị phần (market share) và lợi nhuận một cách hiệu quả? Ngoài việc nghiên cứu và phát triển những sản phẩm chất lượng, chúng ta còn phải có một chiến lược thị trường thông minh và một công cụ nghiên cứu thị trường chuẩn xác, để có thể mạnh mẽ vươn lên giành lấy vị thế so với những đối thủ cạnh tranh cùng ngành khác.
Qua bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích định nghĩa thị phần là gì và 5 cách phát triển thị phần hiệu quả. Hãy cùng AMS tìm hiểu nhé!
1.Phát triển thị phần có nghĩa là gì?
Có một câu Tiếng Anh rất hay mà chúng tôi thường dùng để giải thích định nghĩa của thị phần như sau: “Market share is basically a pie that every company in that market has a slice” – có nghĩa thị phần là một chiếc bánh, mà tất cả những công ty cùng ngành đều đang cầm một lát cắt. Những đơn vị sở hữu thị phần càng cao thường sẽ có mức doanh thu và lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường càng lớn.
Công thức tính như sau: Thị phần = Tổng doanh số bán hàng của bạn / Tổng doanh số toàn thị trường * 100.
2. 5 cách phát triển thị phần hiệu quả.
Để bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về cách tăng thị phần doanh nghiệp hiệu quả, dưới đây chúng tôi đã chọn lọc ra một số những chiến lược thành công nhất mà các nhà lãnh đạo đầu ngành đã và đang sử dụng. Từ đó, bạn có thể phân tích và chọn lọc đâu là chiến lược phù hợp nhất để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
1. Nâng cấp thương hiệu và chiến lược marketing.
Việc đầu tiên cần làm là phát triển độ nhận diện thương hiệu, nếu thương hiệu của bạn không được biết đến rộng rãi, thì việc tiếp cận và xây dựng sự kết nối với khách hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đó là lí do tất cả các nhà lãnh đạo thị phần dều có bộ nhận diện thương hiệu vô cùng nổi bật có thể kể đến như Tesla, Ikea và McDonald’s,…
Một điều quan trọng khi xây dựng một chiến lược phát triển thương hiệu toàn diện là nó phải thể hiện ra được sứ mệnh, tầm nhìn và thông điệp mà doanh nghiệp bạn muốn gửi gắm tới khách hàng. Chỉ cần làm được điều này theo đúng hướng và nhất quán thì thương hiệu của bạn sẽ tạo được một ấn tượng tốt và bền vững trong lòng khách hàng.
Tập trung marketing nhắm mục tiêu đến một thị trường cụ thể và xây dựng thương hiệu từ đó cũng là một mẹo hay mà chúng tôi đã phân tích và chọn lọc được. Ví dụ điển hình có thể kể đến chính là gã khổng lồ tiêu dùng Coca Cola, sau khi đã chiếm thị phần lớn tại thị trường nước giải khát, Coca Cola đã không hề dừng lại mà tiếp tục nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm nước uống hydrat tốt cho sức khoẻ và vận động thể chất, cạnh tranh trực tiếp với những thương hiệu lớn như Smart Water, Vitamin Water và Powerade…
2. Đổi mới sáng tạo liên tục (không chỉ riêng về công nghệ).
Để tiếp tục phát triển thị phần của doanh nghiệp, bạn cần phải đổi mới và sáng tạo không ngừng, về khía cạnh này, chúng ta nên học hỏi từ gã khổng lồ Apple. Nhà sản xuất iphone, ipad, macbook hàng năm vẫn luôn chuyển mình, trình làng những sản phẩm mới với những thiết kế cải tiến, tính năng vượt trội và dẫn đầu xu hướng.
Một gã khổng lồ khác đáng để học hỏi là Google với phần trăm thị phần lớn nhất trong tất cả các công cụ tìm kiếm. Google đã và luôn cải thiện và nâng cấp các thuật toán tìm kiếm sao cho linh hoạt và khoa học hơn để cải thiện kết quả và đáp ứng nhu cầu của người dùng.
3. Triển khai các chương trình giảm giá và ưu đãi.
Các chương trinh giảm giá, ưu đãi hoặc tặng quà sẽ rất thu hút người tiêu dùng quyết định mua hàng. Ví dụ điển hình là những sàn thương mại điện tử như Shoppee, Lazada, Tiki, Sendo,.. với vô vàn mã miễn phí vận chuyển, mã giảm giá, mã hoàn tiền, và quà tặng đi kèm,.. Những yếu tố này sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ giúp doanh nghiệp của bạn tăng lợi thế cạnh tranh và doanh thu đáng kể.
4. Phát triển cơ sở khách hàng.
Hãy tập trung vào tập khách hàng hiện hữu của bạn, vì họ chính là yếu tố trực tiếp tạo nên thị phần của doanh nghiệp. Điều cần làm lúc này là làm sao có thể biến tập khách hàng hiện hữu thành tập khách hàng trung thành nhiều nhất có thể. Sau đó giữ họ đồng hành cùng thương hiệu bằng cách luôn mang lại cảm giác được trân trọng, tích cực tương tác và lắng nghe nhu cầu, góp ý, phản hồi.
Bằng cách này bạn còn có thể biết được khách hàng đang yêu thích điều gì về sản phẩm và những gì họ đang mong muốn nhãn hàng cần thay đổi và hoàn thiện. Sử dụng những thông tin quý báu ấy vào đổi mới, sáng tạo sẽ khiến khách hàng của bạn luôn hài lòng và góp phần lớn trong công cuộc gia tăng thị phần trong ngành của doanh nghiệp.
5. Tìm kiếm cơ hội mua lại thị phần
Đôi khi cách tốt nhất để tăng thị phần là mua lại.
Thay vì nỗ lực phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ mới phù hợp với thị hiếu và nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp thường tìm kiếm và mua lại các công ty nhỏ đã có sẵn một tập sản phẩm và khách hàng cố định. Cách này đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có sự ổn định về mặt tài chính cũng như khả năng phân tích và am hiểu thị trường.
Lời kết
Qua bài viết này, có thể thấy thị phần là một trong những yếu tố quan trọng mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần chú trọng mở rộng và phát triển. Hi vọng nội dung chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn đọc thấy được những góc nhìn thú vị và bổ ích trong việc xây dựng chiến lược phát triển thị phần. Để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích khác, hay ghé thăm AMS thường xuyên nhé.
Nếu bạn muốn tăng thị phần của doanh nghiệp và tìm kiếm cách thực hiện chiến lược Marketing hiệu quả, hãy liên hệ với AMS – đại lý của Similarweb tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ và giải pháp Marketing chuyên nghiệp để giúp bạn tăng thị phần và phát triển kinh doanh. Liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ để tìm hiểu thêm về các dịch vụ của chúng tôi và cách chúng tôi có thể giúp bạn tạo ra sự khác biệt