Hướng dẫn chi tiết với 6 yếu tố phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả

Mục lục
6 yeu to phan tich doi thu canh tranh

Bằng cách phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn có thể hiểu rõ hơn về những chiến lược và chiến thuật mà họ đang sử dụng để thu hút khách hàng và định hướng phát triển doanh nghiệp. Để từ đó bổ sung, cải thiện các chiến lược trong tương lai của mình. Cùng khám phá cách tiến hành phân đối thủ một cách tổng quan nhất qua bài viết dưới đây.

Phân tích đối thủ cạnh tranh có thể giúp gì cho doanh nghiệp của bạn?

Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình nghiên cứu các hoạt động trực tuyến/ngoại tuyến để hiểu các chiến lược tiếp thị của đối thủ và xác định cơ hội tiềm năng của doanh nghiệp.

Việc phân tích có thể tiết lộ các hoạt động cụ thể mà họ đang tiên hành (hoặc chưa tiến hành), từ đó bạn có thể áp dụng và bổ sung cho hoạt động kinh doanh của mình.

Cần phân tích điều gì của đối thủ cạnh tranh

Phân tích để xác định các lỗ hổng trong chiến lược của đối thủ để giúp bạn quyết định kênh đầu tư, thời gian, nguồn lực… của mình khi lên kế hoạch kinh doanh, nội dung, tối ưu hóa tìm kiếm, v.v… Một số yếu tố của đối thủ bạn nên chú ý nhiều hơn trong quá trình phân tích của mình:

1. Xác định và lập danh sách đối thủ cạnh tranh

Đương nhiên, đây là bước đầu tiên phải nhắc đến, nếu như đã có danh sách đối thủ cụ thể, bạn có thể chuyển sang yếu tố thứ hai trong bài viết.
Còn nếu như bạn chứ có hoặc vẫn đang trong quá trình xác định đối thủ của mình. Có thể tham khảo 3 cách sau đây

xac dinh doi thu canh tranh
Các yếu tố để xác định đối thủ cạnh tranh
  • Thông qua các buổi hội thảo, sự kiện, thông tin trong ngành: Đây là cơ hội để bạn gặp gỡ trực tiếp các đối thủ trong ngành cũng như những đối tác tiềm năng trong tương lai.
  • Tìm kiếm các từ khóa quan trọng nhất của bạn trên Google: Đây là cách phổ thông nhất để tìm kiếm những cơ sở hoạt động trong ngành. Thông thường, chúng ta sẽ quan tâm các vị trí quảng cáo và 10 kết quả đầu tiên
  • Phần mềm chuyên dụng và các công cụ trực tuyến như: Semrush, Ahrefs và đặc biệt với SimilarWeb

2. Phân tích định vị

Yếu tố tiếp theo trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ cần phải tìm hiểu vị trí thị trường của họ. Điều này liên quan đến việc kiểm tra xem đối thủ đã tạo hình ảnh hoặc định vị thương hiệu của họ như thế nào và họ muốn được người tiêu dùng nhìn nhận ra sao.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách xem xét thông điệp thương hiệu của họ và cách họ tiếp cận với khách hàng để hiểu rõ hơn vị trí của họ trong mối quan hệ với thị trường mục tiêu.

Ban do dinh vi doi thu canh tranh
Bản đồ định vị đối thủ cạnh tranh

Kiểm tra web, USP, giá bán, các kênh truyền thông,… và tìm hiểu thị trường cốt lõi và đang tập trung kênh bán hàng nào. Quá trình bán hàng của họ bao gồm những gì? Họ có áp dụng cách tiếp cận đa kênh để bán hàng và hỗ trợ khách hàng không? Họ đang phát triển hay đang giảm quy mô?

Đối với các câu hỏi trên, bạn có thể tìm kiếm:

  • Slogan, câu chuyện thương hiệu: thông thường những thông tin này bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên trang chủ của đối thủ.
  • Tầm nhìn và sứ mệnh trên trang “Giới thiệu về chúng tôi”: Có thể là một form mẫu chung của hầu hết các website hiện nay. Đây sẽ là nơi bạn lấy được nhiều thông tin nhất.
  • Các nội dung đang tập trung triển khai: Kênh blog, mạng xã hội của đối thủ cũng là nơi để bạn thu nhập thông tin một cách chính xác nhất.

3. Phân tích đối thủ cạnh tranh qua hiệu suất website và trải nghiệm người dùng

Cần có một cái nhìn khách quan về chất lượng của từng trang web cạnh tranh để xác định điểm mạnh và điểm yếu. Điều này bắt đầu với hiệu suất web và trải nghiệm người dùng. Có một số yếu tố chính cần phân tích khi đánh giá các thông số trang web này, chẳng hạn như:

  • Tốc độ tải của website như thế nào ?
  • Bố cục có dễ điều hướng không?
  • Văn bản có được định dạng tốt và dễ đọc không?
  • Hình ảnh có đúng kích thước và tối ưu hóa không?
  • Có bất kỳ liên kết hoặc hình ảnh bị hỏng nào không?
  • Thiết kế tổng thể thân thiện với người dùng như thế nào?
  • Trang giỏ hàng và thanh toán có dễ sử dụng không

theo doi truy cap cua doi thu canh tranh

Để làm cho mọi thứ khách quan hơn, bạn sẽ hãy tạo bảng tính điểm (ví dụ: thang điểm từ 1 đến 5) cho từng khía cạnh của hiệu suất trang web. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng so sánh trực tiếp các trang web khác nhau, bao gồm cả của bạn.

4. Nội dung và chiến lược truyền thông

Nội dung rất quan trọng đối với sự thành công của một tổ chức. Nếu muốn tăng lưu lượng truy cập, chuyển đổi khách hàng tiềm năng và phát triển cơ sở khách hàng của mình, chúng ta cần liên tục xuất bản nội dung chất lượng cao. Đây cũng là yếu tố cần được chú ý nhiều nhất trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh.

phan tich noi dung ca chien luoc truyen thong cua doi thu

Cách tốt nhất để phân tích yếu tố này là thông qua trải nghiệm với tư cách là người dùng. Lần lượt truy cập từng trang web và xem họ sản xuất loại nội dung nào (bài đăng trên blog, video, podcast,..v.v.).

  • Các nội dung tập trung vào chủ đề nào? Có bao nhiêu chủ đề chính? Hình ảnh, giọng văn ra sao?
  • Đối thủ của bạn có booking báo chí hay không? nếu có là những báo nào
  • Tần suất ra sản phẩm nội dung là bao lâu
  • Có bao nhiêu kênh truyền thông, mỗi kênh có lượt tương tác ra sao

Xác định các định dạng và chủ đề nội dung, đồng thời xem xét cách họ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trả tiền từ nội dung của họ. Làm điều này cho phép bạn xác định điểm mạnh và điểm yếu của họ khi thực hiện chiến lược nội dung.

Bạn có thể sử dụng thông tin này để xác định các chủ đề mà họ chưa đề cập hoặc các định dạng nội dung mà họ không cung cấp và sử dụng những khoảng trống này để thông báo cho chiến lược của riêng bạn.

Khi bạn đã xem nội dung của họ, đã đến lúc chuyển sang sự hiện diện trên mạng xã hội của họ. Cân nhắc loại nội dung họ chia sẻ và cách họ sử dụng mạng xã hội để tương tác với khách hàng. Thực hiện việc này trên các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram để xem họ đang sử dụng từng kênh như thế nào để thu hút các đối tượng mục tiêu khác nhau.

5. Phân tích đối thủ cạnh tranh qua chiến lược SEO

Nhìn vào trang web có thể biết được chiến lược SEO của họ và điều này có thể được thể hiện rõ hơn với công cụ Similarweb. Hiểu cách họ tối ưu hóa website với các công cụ tìm kiếm, bạn có thể áp dụng các kỹ thuật tương tự cho trang web của mình.

Các công cụ như Similarweb sẽ cung cấp những thông tin chi tiết có giá trị, chẳng hạn như phân tích nội dung sẽ cho biết những từ khóa mà đối thủ đang xếp hạng mà bạn không và ngược lại. Chỉ điều đó thôi cũng có thể giúp bạn tạo ra một kế hoạch nội dung mới.

phan tich chien luoc SEO cua doi thu

Similarweb cũng cung cấp thông tin chi tiết về SEO OffPage, chẳng hạn như chiến lược liên kết ngược của họ . Điều này bao gồm thông tin như số lượng liên kết mà họ nhận được từ các trang web khác, loại trang web đang liên kết đến chúng, các loại liên kết, v.v.

Khi bạn thực hiện phần này, hãy nhớ rằng không phải tất cả các chiến lược SEO đều phù hợp với tất cả mọi người. Cố gắng xác định chiến lược của mỗi đối thủ một lợi thế cạnh tranh và sau đó phát triển chiến lược của riêng bạn để phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.

6. Phân tích SWOT

Phân tích SWOT sẽ giúp bạn xác định điểm mạnh/yếu của đối thủ. Nó cũng có thể giúp bạn phát hiện những điểm yếu trong tổ chức của mình và cải thiện chúng.

  • Điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh của bạn là gì? Họ làm gì thực sự tốt về sản phẩm, chiến lược nội dung, tiếp thị, tương tác xã hội, v.v.?
  • Điều gì họ không làm tốt?
  • Họ có những lợi thế gì so với công ty của bạn? Bạn có lợi thế gì hơn họ?
  • Họ đã xác định được bất kỳ cơ hội nào trong thị trường của bạn chưa? Họ đã bỏ lỡ những cơ hội nào?
  • Bạn sẽ coi đối thủ cạnh tranh này là một mối đe dọa theo những cách nào?

phan tich doi thu canh tranh bang SWOT

Khi bạn đã tiến hành phân tích SWOT, bạn có thể so sánh và đối chiếu những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ. Bạn sẽ có thể xác định các cơ hội bị bỏ lỡ và khoảng trống trên thị trường mà bạn có thể tận dụng, cũng như bất kỳ mối đe dọa nào để bảo vệ mình trước. Điều này cho phép bạn định vị thương hiệu của mình tốt hơn trong thị trường ngách và luôn dẫn đầu cuộc chơi trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay.

Kết luận

Phân tích đối thủ cạnh tranh cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về những lỗ hổng trong thị trường của bạn. Đánh giá vị trí của đối thủ cạnh tranh của bạn trên thị trường, các chiến thuật và dịch vụ của họ sẽ cho phép bạn xác định những cách mới để thu hút và phục vụ những khách hàng mục tiêu của mình.

Nếu bạn cần tìm hiểu và tư vấn thêm về công cụ Similarweb thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0243795 66 22. AMS là đơn vị đối tác duy nhật của Similarweb tại Việt Nam.

Chia sẻ:
Bài viết liên quan
Liên hệ
Megan Tedford
Giám đốc Phát triển Thị trường Quốc tế Nerdwallet
"SimilarWeb là một đối tác quan trọng khi chúng tôi bắt đầu tìm kiếm những cơ hội trên thị trường quốc tế. Nhận thấy Tìm kiếm là một kênh quan trọng được khách hàng sử dụng để tìm lời khuyên khi ra các quyết định tài chính cá nhân, chúng tôi mong muốn đặt dữ liệu SEO lên hàng đầu và là trung tâm để đánh giá và ưu tiên các quốc gia tiềm năng cho việc mở rộng. Chúng tôi không chỉ sử dụng các phân tích của SimilarWeb để so sánh các khu vực địa lý, mà đây còn là điểm khởi đầu cho kế hoạch gia nhập thị trường mục tiêu đầu tiên.”​
Cách Nerdwallet sử dụng Similarweb để ​ vạch ra Chiến lược ​ mở rộng thị trường​
Nerdwallet là một công ty Tài chính Cá nhân của Mỹ, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn về các sản phẩm dịch vụ tài chính khác nhau, từ thẻ tín dụng đến cho vay thế chấp. Năm 2021, Nerdwallet được định giá $1,2 tỷ đô và IPO trên sàn chứng khoán Mỹ.​

Vào thời điểm cộng tác với Similarweb, mặc dù Nerdwallet là thương hiệu có độ nhận diện thương hiệu và hiệu quả hoạt động mạnh mẽ tại Mỹ, nhưng Nerdwallet vẫn chưa có bất kỳ dấu ấn nào trên thị trường quốc tế. Do đó, hiện nay Nerdwallet đang hướng tới mục tiêu xác định các cơ hội tiềm năng đa quốc gia nhằm tìm ra thị trường phù hợp nhất cho việc mở rộng kinh doanh.​
Thử thách
Hiểu được quy mô tương đối của thị trường, mức độ bão hòa của các đơn vị tiếp thị liên kết, chi phí cạnh tranh thông qua Tìm kiếm trả tiền và sự cạnh tranh của các đối thủ lớn.​

Nerdwallet cần nắm được hiệu suất ngành trên thị trường nội địa với nhiều loại chỉ số khác nhau, cũng như thông qua một số đơn vị kinh doanh. Các yếu tố này phải được đo lường một cách bình đẳng để đảm bảo sự so sánh đồng nhvà kết quả là chính xác.​
Thành công
Sử dụng dữ liệu trên Similar Web Pro, Nerdwallet đã xác định được cần tập trung vào quốc gia nào và so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh (ví dụ: các khoản vay cá nhân và thẻ tín dụng) bằng cách sử dụng các nhóm từ khóa trên các khu vực địa lý. Kết quả được tính điểm bằng năm chỉ số, từ đó kết luận một thị trường đầu tiên được đề xuất gia nhập, cùng với đó là các lựa chọn tiềm năng mạnh mẽ khác. Kết quả là:​

  • Quốc gia và ngành nghề kinh doanh được chọn: Nerdwallet có thể thấy được thị trường nào có vị thế tốt nhất cho việc mở rộng toàn cầu cũng như ngành kinh doanh nào có cơ hội lớn nhất và quyết định hành động​

Chiến lược gia nhập thị trường:​

  • Xác định Chiến lược Thị trường dựa trên các động lực mới được xác định (Đó là một số công ty lớn thống trị thị trường thông qua Tìm kiếm trả tiền và doanh nghiệp phải trả tiền để cạnh tranh)​
  • Học hỏi từ những đối thủ cạnh tranh dẫn đầu để quyết định các từ khóa mục tiêu và những nội dung sáng tạo​
Leendert van Delft
VP Sales Programs, Global & Europe @ DHL Express
“Mặc dù chúng tôi đang nhận được lượng lớn lead Thương mại điện tử từ SimilarWeb, nhưng việc thêm Technographics làm tiêu chí đánh giá cho phép các chi nhánh đại diện của chúng tôi dành thời gian cho những khách hàng tiềm năng phù hợp.”
DHL Express là một bộ phận của công ty logistic Đức Deutsche Post DHL Group cung cấp các dịch vụ chuyển phát quốc tế, chuyển bưu kiện và chuyển phát nhanh. Deutsche Post DHL Group là công ty logistic lớn nhất và hoạt động trên khắp thế giới, đặc biệt là vận tải đường biển và đường hàng không.​
Thách thức
Tập trung vào các khách hàng phù hợp và các buổi chào hàng chất lượng​

DHL Express đang tạo ra rất nhiều khách hàng Thương mại điện tử chất lượng từ SimilarWeb, nhưng để tối ưu hóa các nỗ lực bán hàng, họ đã tìm cách tập trung vào các khách hàng tiềm năng vào đúng thời điểm. Các Sale không thể gọi điện và gặp gỡ mọi khách hàng nên việc quyết định tập trung vào ai là rất quan trọng. Khi nói chuyện với các khách hàng tiềm năng, việc xác định nhu cầu của họ trước cuộc gọi và nêu bật giá trị phù hợp có thể có tác động rất lớn đến tỷ lệ giành chiến thắng và DHL Express đang tìm cách thu thập tất cả thông tin có thể về hoạt động trực tuyến của các khách hàng tiềm năng.​
Thành công
Giảm thời gian dành cho việc tiếp cận, đồng thời tăng tỷ lệ giành chiến thắng​​

Thông qua dữ liệu do SimilarWeb cung cấp, DHL Express có thể xác định rõ ràng nhanh chóng và hiệu quả khách hàng tiềm năng nào đáng tập trung vào đúng thời điểm. Nhờ lớp dữ liệu bổ sung này, đội ngũ Sale sẽ tăng gấp đôi hiệu xuất với những khách hàng tiềm năng đang làm việc với một nhà cung cấp dịch logistic và sử dụng nền tảng Thương mại điện tử mà DHL Express có thể dễ dàng tích hợp. Việc kết hợp công nghệ với market intelligence data đã đưa đến kết quả cho DHL Express, cơ hội bán hàng tăng hơn 30%, với một số khu vực thậm chí còn tăng hơn 50%. DHL Express cũng đã giảm 40% số ngày cần thiết để chốt deal và giành được khách hàng mới.​
Leendert van Delft
Shane Boyles Retail Segment Manager, UPS
Hơn 1.000 nhân viên tại UPS sử dụng Sales Solution của SimilarWeb trong các nhóm Sale and Account Management. Nó đã thúc đẩy chúng tôi để làm việc thông minh hơn, xác định các cơ hội mới và đưa ra quyết định tốt hơn.​ SimilarWeb đã giúp UPS thu về 5,5 triệu đô la doanh thu hàng năm
UPS SỬ DỤNG SIMILARWEB ĐỂ MỞ RỘNG MỐI QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG HIỆN HỮU VÀ TIỀM NĂNG
UPS là công ty dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực Logistic, cung cấp nhiều giải pháp bao gồm vận chuyển hàng hóa và vận tải đường thủy; tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và triển khai công nghệ tiên tiến để quản lý hiệu quả hơn hoạt động kinh doanh toàn cầu. Đặt trụ sở chính tại Atlanta, UPS phục vụ hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.​

Thách thức: Tạo Giá trị Bổ sung cho Khách hang hiện hữu và tiềm năng​

UPS muốn mở rộng mối quan hệ với các khách hàng hiện hữu và tiềm năng về Thương mại điện tử để trở thành đối tác chiến lược trong việc lập kế hoạch logistic của họ, thay vì chỉ đơn thuần là một nhà cung cấp dịch vụ. UPS cần một nguồn lực mạnh mẽ để các nhóm sale và account management sử dụng trong suốt quá trình bán hàng để tương tác tốt hơn với các khách hàng tiềm năng mới và mở rộng mối quan hệ với các khách hàng hiện tại.​

​Thành công​

Kể từ khi tích hợp SimilarWeb vào năm 2015, UPS đã tận dụng SimilarWeb để tư vấn và thảo luận về những insight và cơ hội phát triển với khách hang hiện hữu và tiềm năng của họ, từ đó cho phép họ đưa ra các quyết định digital marketing sáng suốt hơn. Kết quả là, UPS có thể hướng cuộc trò chuyện của khách hàng khỏi việc chỉ tập trung vào giá thành và tập trung hơn vào giá trị. Insight của SimilarWeb đã trở thành yếu tố cốt lõi trong giá trị của UPS giới thiệu cho khách hàng hiện hữu và tiềm năng, đồng thời là động lực tăng doanh thu quan trọng cho UPS.​
Adyen_European
Floris Dorgelo
Nhóm tạo nhu cầu quản lý sản phẩm tại Adyen
Không có gì có so sánh được với dữ liệu từ SimilarWeb khi đưa ra insight để tìm hiểu khách hàng tiềm năng và cải thiện hiệu quả bán hàng. ”
Adyen sử dụng dữ liệu SimilarWeb để tối ưu hóa và mở rộng bán hàng
Adyen là nền tảng thanh toán all-in-one cho phép các doanh nghiệp chấp nhận thanh toán trên các trang thương mại điện tử, thiết bị di động và tại điểm bán hàng. Đây là một công ty Hà Lan được thành lập vào năm 2006. Đến năm 2015, Adyen trở thành Doanh nghiệp Kỳ Lân lớn thứ 6 tại Châu Âu với mức định giá 2,3 tỷ đô. Doanh thu năm 2021 của Adyen đạt mốc 5,23 tỷ euro.
Thách thức: Tập trung vào những khách hàng phù hợp
Là một giải pháp thanh toán hàng đầu, Adyen cần quản lý luồng khách hàng tiềm năng đến liên tục bằng cách xác định các cơ hội phù hợp và sắp xếp thứ tự ưu tiên. Ngoài ra, để thực hiện chiến lược mở rộng toàn cầu và đạt được các mục tiêu bán hàng, Adyen cần tập trung vào các khách hàng phù hợp để theo đuổi – một trong những nỗ lực tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp.
Để tối ưu hóa hành trình mua hàng như một phần trong cách tiếp cận bán hàng thông qua tư vấn, Adyen đã phối hợp với các khách hàng tiềm năng để xác định các lĩnh vực giá trị và thực hiện các mục tiêu kết hợp. Để làm được điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về công việc kinh doanh của khách hàng, đây cũng là điều rất khó có được.
Thành công: Phương pháp tiếp cận theo hướng dùng dữ liệu để tối ưu hóa các hoạt động inbound và outbound
Bằng việc sử dụng SimilarWeb, Adyen đã có thể tận dụng insight về hiệu suất trên thị trường số để xác định, thẩm định và xếp hạng ưu tiên các merchant dựa trên quy mô của giao dịch và sự phù hợp của giải pháp. Nguồn dữ liệu độc đáo của SimilarWeb đem đến đánh giá khách quan về quy mô, điều rất khó đạt được bằng các cách nào khác.

Bằng cách tích hợp dữ liệu SimilarWeb vào các sản phẩm tạo nhu cầu và quy trình Outbound, các cơ hội có thể dễ dàng được thẩm định và xếp hạng ưu tiên trên quy mô lớn, tiết kiệm thời gian và tài nguyên.

Quy trình bán hàng của Adyen dựa trên việc tạo ra các mối quan hệ đối tác, bằng cách cung cấp các giải pháp phù hợp và giá trị liên tục để cùng phát triển với các merchant. Sau khi khách hàng tiềm năng được xác định, Sale Manager sử dụng insight về hiệu suất trên thị trường số và hoạt động khác về địa lý để xác định giải pháp phù hợp. Từ đó, tạo ra các mối quan hệ hiệu quả mà cả hai bên cùng có lợi và phát triển.
Đăng ký ngay