Blog

Cách Phân Tích Thị Trường Trong 6 Bước Đơn Giản

Mục lục

Kết quả phân tích thị trường tường tận mang lại rất nhiều lợi ích cho bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào, hay ngành nào. 

Việc phân tích thị trường thường xuyên sẽ giúp nâng cao kỹ năng cá nhân của bạn trong việc nhận ra cơ hội tiềm năng, nắm rõ các xu hướng hiện tại và hiểu chi tiết về đối thủ cạnh tranh. 

Bài viết này AMS sẽ giải thích phân tích thị trường là gì, tại sao bạn cần phân tích thị trường thường xuyên và hướng dẫn bạn cách phân tích thị trường hiệu quả trong 6 bước đơn giản. 

Phân tích thị trường là gì? 

Phân tích thị trường là quá trình thu thập dữ liệu về thị trường mục tiêu. Những dữ liệu đó bao gồm tình hình cạnh tranh, chân dung người tiêu dùng và các điều kiện ảnh hưởng đến thị trường.  

Tại sao cần phân tích thị trường thường xuyên? 

Trên cơ sở thông tin thu thập được qua phân tích thị trường, bạn có thể đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả hơn, tạo ra chiến lược marketing tốt hơn và cải thiện định hướng phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Việc phân tích thị trường sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường đầy cạnh tranh ngày nay. 

Dưới đây là 8 lý do tại sao việc phân tích thị trường thường xuyên lại có lợi: 

  1. Hiểu rõ tình hình cạnh tranh.
  2. Nắm được xu hướng thị trường.
  3. Khám phá cơ hội tiềm năng để phát triển hoặc để đa dạng hóa kinh doanh.
  4. Giảm thiểu rủi ro hoặc chi phí cho việc ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
  5. Hiểu biết sâu sắc hơn về đối tượng khách hàng mục tiêu.
  6. Nâng cao và đổi mới chiến lược marketing.
  7. Phân tích hiệu suất kinh doanh trong thị trường
  8. Xác định các đối tượng khách hàng mới tiềm năng.

Sau khi đã giúp bạn hiểu rõ vì sao phân tích thị trường là một công tác vô cùng quan trọng, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn phương pháp 6 bước phân tích thị trường để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

6 bước phân tích thị trường dễ dàng và dễ hiểu. 

Trước khi bắt đầu: chúng ta hãy chọn một công cụ lưu trữ thông tin duy nhất để lưu lại thông tin, kết quả, số liệu nhé. 

Bước 1 – Phân khúc thị trường 

What: Cho dù bạn đang muốn tiếp cận một thị trường mới, ra mắt một sản phẩm mới, hay đơn giản chỉ đang đánh giá cơ hội tiềm năng cho doanh nghiệp, thì bước đầu tiên trong quá trình phân tích thị trường này là rất quan trọng. 

Why: Phân khúc thị trường giúp bạn xác định các phần thị trường cốt lõi. Bằng cách xác định sản phẩm dịch vụ của bạn phù hợp với thị trường nào, quy mô thị trường ra sao và nhu cầu và sở thích cụ thể của khách hàng tiềm năng là gì. 

How: Có nhiều cách để phân khúc thị trường, và phương pháp phù hợp sẽ phụ thuộc tuỳ vào sản phẩm dịch vụ, đối tượng khách hàng của bạn là gì. 

Bước 2 – Xác định quy mô thị trường.   

What: Khi phân tích thị trường, việc xác định quy mô tiềm năng của thị trường là rất quan trọng. Quy mô thị trường có thể được xác định bằng các biến số sau đây: 

Total Addressable Market (TAM): xem xét toàn bộ giá trị tiềm năng của thị trường. Đây là một con số khổng lồ và khó có công ty nào đạt được (trừ khi chúng ta đang nói về độc quyền). TAM có thể cung cấp một khuôn khổ cho tiềm năng và sự ổn định của thị trường. 

Thông số TAM được tính bằng cách cộng tất cả doanh số bán sản phẩm trên toàn thị trường. Có hai cách để tính TAM là cộng số liệu về doanh số bán hàng ở các chuỗi bán lẻ và ước tính số lượng sản phẩm được mua bởi một người bình thường sau đó nhân với dân số ở quốc gia hay thị trường nào đó, sau đó tính chi phí trung bình của sản phẩm đó. 

Serviceable Addressable Market (SAM) đề cập đến đối tượng tiềm năng cụ thể cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Đây là giá trị thị trường tối đa mà công ty của bạn có thể có. Tính SAM bằng cách cộng tất cả doanh số bán sản phẩm có liên quan trên toàn thị trường 

Serviceable Obtainable Market (SOM): còn được gọi là Thị phần, là đại diện cho tỷ lệ SAM của bạn mà bạn có khả năng nhận được cho công ty của mình. Kết hợp tiếp thị của đối thủ cạnh tranh cung cấp cho bạn một điểm tham chiếu về tiềm năng thị trường. Kết hợp tiếp thị của đối thủ cạnh tranh cung cấp cho bạn một điểm tham chiếu về tiềm năng thị trường. 

Tính SOM bằng cách chia doanh thu năm ngoái cho SAM của năm ngoái. Đây là thị phần của bạn, sau đó nhân thị phần này với SAM trị giá đô la cho năm nay. Nếu bạn đang tung ra một sản phẩm mới, bạn có thể ước tính SOM bằng cách nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh tương tự trong không gian và ước tính SOM của họ dựa trên các yếu tố như lưu lượng truy cập web, kết hợp tiếp thị và chi tiêu quảng cáo. 

Why: Xác định quy mô thị trường giúp doanh nghiệp hiểu được quy mô của cơ hội tiềm năng và đánh giá lợi nhuận của thị trường.  

How: Đầu tiên, bạn cần xác định đặc điểm thị trường, chẳng hạn như vùng địa lý, loại khách hàng hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ được chọn để đo lường. Với dữ liệu này, bạn có thể sử dụng các biến số để đo ra quy mô thị trường của mình. 

Bước 3 – Xu hướng thị trường  

What: Xem xét các xu hướng hiện hành là yếu tố quan trọng trong khâu phân tích thị trường. Như chúng ta đều biết, các xu hướng đều có thể lên hoặc xuống, thị trường những ngành liên quan cũng từ đó mà thăng hoặc trầm. 

Why: Các xu hướng thị trường cung cấp cho bạn cái nhìn toàn cảnh về tình hình thị trường hiện tại và cơ hội cũng như thách thức, tiềm năng. Việc hiểu xu hướng thị trường có thể giúp bạn xác định các lĩnh vực, ngành nào nào đang tăng trưởng, nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và lập trước các kế hoạch chiến lược hiệu quả. Các xu hướng thị trường cũng cung cấp thông tin quý giá về sở thích của khách hàng, mục tiêu hiện tại của đối thủ cạnh tranh để kịp thời thích ứng. Bằng cách theo dõi những xu hướng đang trend, bạn sẽ luôn đi trước và đưa ra quyết định thông minh mang lại hiệu quả tăng trưởng cho doanh nghiệp. 

How: Có nhiều cách theo dõi xu hướng thị trường, như là theo dõi hành vi của người tiêu dùng, các xu hướng kinh tế, các tiến bộ công nghệ và những thông tin được truyền bá trên phương tiện truyền thông xã hội. Những thay đổi pháp lý và quy định cũng có thể ảnh hưởng và tạo nên xu hướng thị trường. 

Bước 4 – Phân tích đối thủ cạnh tranh 

What: Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình thu thập và đánh giá thông tin về các nhà cung cấp chính, đối thủ hoặc những doanh nghiệp mới nổi trong thị trường của bạn. Dữ liệu này giúp bạn thấy rõ cách những doanh nghiệp này đang hoạt động, cách họ tiếp cận thị trường và các chiến lược marketing mà họ đang sử dụng để thu hút và giữ chân khách hàng. 

Why: Bất kể quy mô hay phạm vi thị trường của bạn là gì, thì hiểu được bức tranh cạnh tranh là một việc rất quan trọng. Khách hàng mục tiêu sẽ so sánh các thương hiệu cung cấp cùng một sản phẩm dịch vụ để chọn lựa và ra quyết định mua hàng. Một phân tích cạnh tranh rõ nét chắc chắn sẽ giúp bạn tinh chỉnh sản phẩm dịch vụ của mình, đưa ra quyết định định giá có căn cứ, cải thiện và đa dạng hoá sản phẩm để vượt lên trên mọi đối thủ cạnh tranh. 

How: Một công cụ được sử dụng phổ biến cho quá trình này là mô hình phân tích SWOT. Nó cho phép bạn đánh giá và xem cách mỗi đối thủ đưa sản phẩm ra thị trường, xem xét các yếu tố như định giá, marketing, dịch vụ khách hàng,… 

Bước 5 – Phát triển chiến lược 

What: Sử dụng kết quả phân tích thị trường để đưa ra quyết định chiến lược. 

Why: Cho dù bạn đang muốn khám phá một thị trường mới, ra mắt một sản phẩm mới hay đang muốn mua lại một doanh nghiệp… thì hãy luôn đảm bảo rằng bạn luôn xem xét và dựa vào những thông tin và dữ liệu phân ích thị trường đã thu thập được để ra quyết định. 

How: Đầu tiên, hãy tạo ra một danh sách các cơ hội tiềm năng, sau đó xây dựng riêng từng chiến lược cho mỗi cơ hội đó. Từ đây, bạn có thể đánh giá tiềm năng dựa trên chi phí hoặc khung thời gian thực hiện dự án. Sau khi bạn đã xác định rõ từng cơ hội và hiểu rõ tiềm năng của nó, bạn có thể suy xét và ra quyết định nên chọn cơ hội nào và triển khai ra sao. 

Bước 6 – Giám sát thị trường 

What: Giám sát thị trường là theo dõi sự thay đổi theo thời gian của thị trường và những doanh nghiệp đang kinh doanh trong đó. 

Why: Thị trường luôn chuyển mình và thay đổi, dù là do hành vi người tiêu dùng, xu hướng, yếu tố bên ngoài hay là do một yếu tố gì khác. Thì quan trọng là chúng ta phải luôn giám sát và nắm bắt được mọi sự thay đổi đó kịp thời và tường tận. 

How: Similarweb cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn cảnh theo thời gian thực về thị trường. Cho phép bạn đào sâu vào chi tiết và tìm hiểu những thay đổi thị trường mọi lúc mọi nơi. Với nền tảng Similarweb, bạn có thể theo dõi các chỉ số tăng trưởng chính, các kênh marketing, những doanh nghệp mới nổi, các chủ đề đang trở nên phổ biến và nhiều hơn thế nữa. 

 

Kết luận  

Việc học cách phân tích thị trường hiệu quả là một bước tiến lớn trong công cuộc phát triển doanh nghiệp. Ngoài việc phân tích và thấu hiểu thị trường từ đó đưa ra các quyết định chiến lược quan trọng, phân tích thị trường còn giúp tăng khả năng tiếp cận và tận dụng hiệu quả các cơ hội tiềm năng. Nền tảng Similarweb của AMS sẽ giúp bạn phân khúc, xác định quy mô và phân tích thị trường một cách nhanh chóng, ngoài ra bạn còn có thể phát hiện cơ hội, đánh giá hiệu suất và theo dõi quy trình triển khai trong thời gian thực. 

Liên hệ với chúng tôi để đăng kí bản dùng thử ngay hôm nay theo liên hệ: cskh@ams.net.vn 

LIÊN HỆ TƯ VẤN NGAY

Nhận tài liệu miễn phí